Đại gia tài chính, bất động sản Kinh Bắc kín tiếng bậc nhất Việt Nam


4013 lượt xem

Sinh ra tại vùng quê Kinh Bắc- Bắc Ninh, có lẽ Dương Công Minh là một trong số những người con hiếm hoi của vùng đất giàu truyền thống này vươn lên trở thành một đại gia  có tiếng tăm ở Việt Nam.

Ông Dương Công Minh sinh ngày 10/05/1961 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Tốt nghiệp cử nhân chuyên nghành Vật giá đại học Kinh tế Kế hoạch (Kinh tế Quốc dân). Ông Minh từng là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc bộ Quốc Phòng.

Chân dung vị đại gia giàu có lạc quan nhất Việt Nam

Nổi tiếng là như thế nhưng Dương Công Minh là một trong số những đại gia kín tiếng nhất nhì Việt Nam, ít ai biết được rằng trước khi xây dựng đế chế bất động sản và ngân hàng hùng mạnh gắn với thương hiệu Him Lam, nghề đầu tay của vị đại gia Bắc Ninh này chính là đi buôn hoa quả.

Trước đây ông Minh từng được biết đến với biệt danh “Minh xoài” vì có thời gian, vị đại gia này thu mua xoài xuất khẩu sang Trung Quốc cùng một người bạn thân. Trong một phi vụ buôn hoa quả thất bại, ông Minh phải bán nhà trả nợ, đúng lúc ấy, ông nhận ra cơ hội kinh doanh Bất động sản nhờ việc lập luôn công ty hợp thức hóa nhà đất với chi phí chỉ 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận lúc đó là 300% sau khi chi các loại chi phí, nhờ đó ông phất lên nhanh chóng.

Dĩ nhiên, con người chỉ may mắn thôi chưa đủ, trong họa có phúc kết hợp với thời cơ, kiến thức nền tẳng đã học được từ đại học, cùng khát khao chinh phục đỉnh cao mới của một người trẻ, năng động, ông Minh đã đưa Him Lam trở thành đế chế Bất động sản hùng mạnh ở Việt Nam.

Từ dự án đầu tay tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay, tập đoàn Him Lam đã có hàng trăm dự án trải dài trên khắp các đô thị lớn nhỏ trên cả nước. Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp ông Minh cho biết mình đã mất gần 1 năm chuyên đọc bản vẽ và đào tạo lại cho các kỹ sư trẻ mới về công ty cùng làm việc.

Đến nay, Him Lam có khoẳng hơn 30 dự án Bất động sản lớn nhỏ trên cả nước với tổng số vốn hơn 20.000 tỷ đồng.

Là đại gia thức thời, với mong muốn dẫn đầu thị trường, ông Dương Công Minh đã đầu tư xây dựng sân golf đầu tiên từ năm 1999 với dự án liên hiệp nhà hàng, phòng hội nghị, sân golf Him Lam- Ba Son tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh.

Cho tới nay, Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng trong đó ông Minh sở hữu 99% cổ phần. Tổng tài sản công ty mẹ gần 34.000 tỷ, vượt trội so với hầu hết các doanh nghiệp Bất động sản tại Việt Nam.

Hiện Him Lam hợp tác với một số đối tác đầu tư dự án sân golf Tân Sơn Nhất, sân golf Long BIên, sắp tới một dự án tại thành phố Hồ Chí Minh.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản, Him Lam còn lấn sân sang các lĩnh vực khác nổi bật là ngân hàng với ngân hàng Liên Việt Post Bank năm 2008, đến nay, tên ngân hàng được đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt với số vốn gần 7000 tỷ đồng trong đó Him Lam là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 15%.

LienVietPostBank là ngân hàng còn khá trẻ tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng tương đối ấn tượng. Ông Minh cho rằng làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản bởi ngân hàng này thành công hơn nhiều so với các ngân hàng đi vào hoạt động cùng thời điểm.

Xem thêm: Tiểu sử Phạm Nhật Vượng – CEO tập đoàn Vingroup

Gần đây ông Minh từ nhiệm chức Chủ tích HĐQT LienVietPostBank khiến thị trường tài chính đồn đoán đó là động thái về việc ông tham gia kết hợp cùng ông chủ cũ của Sacombank  tái cơ cấu ngân hàng này. Đây là cầu nối hợp tác có quy mô lớn giữa 2 ông trùm trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản.

Ông Minh đang hiện thực hóa dự án trồng cây tỷ đô ” cây mắc- ca” với quy mô lớn. Gặp khá nhiều ý kiến trái chiều tuy nhiên vị đại gia này sẵn sàng bơi ngược dòng, làm điều người khác nói không.

Ngoài ra vị đại gia này còn nổi tiếng là người làm từ thiện nhiều nhất Việt Nam khi mà số tiền ông chủ Him Lam bỏ ra dành tặng các quỹ từ thiện xã hội, đặc biệt xây dựng nhà ở, trường học cho những tỉnh nghèo đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tính riêng mỗi điểm trường đến năm 2020 có nơi xấp xỉ 100 tỷ đồng. Điều thú vị là mỗi khi làm từ thiện, cần chụp ảnh lưu niệm, người ta sẽ thấy ông chủ Him Lam đứng ngoài quan sát. Với ông, triết lí kinh doanh luôn gắn với xã hội nên khi làm ra lợi nhuận, ông luôn muốn trả ơn.

Ông cho rằng cuộc đời mình không có thất bại, thua lỗ khi buôn xoài, bán nhà, vay nặng lãi để kinh doanh, ông không xem là thất bại mà là may mắn. Nếu không có sự việc đó thì không có Him Lam hôm nay.

Nhận định chung về hướng phát triển của Him Lam, ông Minh khẳng định doanh nghiệp mình đang bơi ngược xu thế, tận dụng chính sách của nhà nước để phát triển phục vụ cho mình. Sử dụng nguồn lực của nhà nước là phương thức khôn ngoan.

Hiện nay đại gia này là ông chủ của Him Lam, có hơn 20 công ty con liên kết đủ mọi lĩnh vực từ bất động sản, ngân hàng, tài chính, viễn thông, xây dựng đến sản xuất, thương mại, dịch vụ , khai khoáng…

Xem thêm: Hà Thị Thông – nữ tỷ phú Kinh Bắc đi lên từ nghề thu mua đồng nát

Thực hiện: thutrang@bacninhland.com.vn

 

 

 

Khốn đốn vì xây nhà không xin giấy phép xây dựng
Mua bán đất bằng giấy viết tay và chính sách mới để cấp sổ đỏ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…