Viettel – người hùng viết lên những điều kỳ diệu tại Châu Phi xa xôi


1726 lượt xem

Hơn 3 năm trước, khi Viettel quyết định đầu tư vào Tanzania với tổng số vốn lên tới 800 triệu USD, rất nhiều người lo lắng…

Thứ nhất, đó là thị trường nước ngoài được đầu tư lớn nhất của Viettel đến thời điểm đó. Thứ hai, Tanzania cũng là thị trường nước ngoài lớn nhất mà Viettel đầu tư (dân số tới 55 triệu người). Thứ ba, đó cũng là quốc gia có những đối thủ sừng sỏ nhất thế giới về viễn thông (3 tập đoàn thuộc top 10 toàn cầu: Vodafone, Tigo, và Airtel).

Khi Halotel bắt đầu xây dựng hạ tầng, các mạng di động khác đã đầu tư ở Tanzania từ 6-10 năm. Đặc biệt, một đối thủ sừng sỏ trên thế giới, có chiến lược giá rẻ, tương đồng với Viettel là Airtel (Ấn Độ) đang nằm trong số 3 mạng di động lớn nhất tại đây.

Tháng 10/2015, Halotel gây bất ngờ khi khai trương mạng di động chỉ sau một năm xây dựng hạ tầng viễn thông. Thời điểm đó, công ty đến từ Việt Nam đã phủ sóng 90% diện tích dân số Tanzania đang sống, với 2.500 trạm BTS và 18.000 km cáp quang.

Halotel cũng là công ty đầu tiên xây dựng, cung cấp kết nối băng rộng di động tới 3.000 ngôi làng tại Tanzania, vốn chưa từng được kết nối Internet hay viễn thông di động trước đó. Tại quốc gia Đông Phi, Halotel là mạng di động duy nhất phủ sóng 3G toàn quốc.

Và chỉ sau một năm xây dựng, Halotel đã trở thành mạng viễn thông có hạ tầng lớn nhất Tanzania. Thế nhưng, đó mới là phần đầu tiên của sự bất ngờ.

Halotel- đứa con của tập đoàn Viettel tại Châu Phi xa xôi

Sau 3 tháng kể từ khi cung cấp dịch vụ di động, Viettel Tanzania đạt mốc 1 triệu khách hàng. Đây là tốc độ phát triển nhanh nhất mà Viettel có được trên 10 quốc gia đang kinh doanh thông tin di động và cũng là kỷ lục mà hiếm mạng di động trên thế giới đạt được. 6 tháng sau đó, công ty đến từ Việt Nam vượt ngưỡng 2 triệu khách hàng.

Đến cuối tháng 9/2017, Halotel vượt mốc 3,5 triệu khách hàng và trở thành mạng di động đứng thứ 4 trong số 8 hãng viễn thông đang kinh doanh tại Tanzania.

Trước đây, Viettel Mozambique (Movitel) được mệnh danh là “điều kỳ diệu châu Phi” bởi những thành tựu mà thương hiệu này đạt được về tốc độ phát triển cũng như sự thay đổi đem lại cho quốc gia Đông Phi.

Giờ đây, Halotel đang nổi lên như một “người hùng mới” bởi sự thay đổi cũng như tốc độ phát triển nhưng ở quy mô lớn hơn (dân số Tanzania lên tới 55 triệu người, còn Mozambique là gần 30 triệu).

Vì sao Halotel có thể tạo ra một cú nhảy vọt trong thị trường có những đối thủ sừng sỏ nhất thế giới?

Câu chuyện của một trưởng làng thuộc bộ lạc Masai nổi tiếng châu Phi có thể lý giải phần nào.

Trước khi Halotel cung cấp dịch vụ viễn thông di động, ông Joseph Leizer, Trưởng làng Ormelili (Kilimanjaro) thường có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời (dẫn đàn gia súc đi rất xa, để tìm kiếm nước và thức ăn) nhưng không thể liên lạc được với gia đình. Lý do đơn giản là những nơi ông Joseph Leizer đến không có sóng di động.

Và người dân Tanzania ngóng chờ một nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng đầu tư vào cả những vùng nông thôn, dân cư nghèo, sống thưa thớt mà diện tích lại toàn đồi núi.

Kể từ khi Viettel Tanzania cung cấp dịch vụ, trong những chuyến chăn gia súc dài ngày, ông Joseph Leizer không còn bị đứt liên lạc với gia đình, bạn bè nữa. Người thủ lĩnh của bộ tộc Masai nổi tiếng đã có chiếc di động với sóng Halotel.

“Người mua gia súc cũng dễ dàng liên lạc với chúng tôi hơn, công việc kinh doanh thuận lợi hơn”, ông Joseph Leizer cho biết.

Một dịch vụ được chờ đón ở những nơi chưa từng có sóng viễn thông không chỉ đem đến cho Halotel khách hàng, nó đem đến sự yêu mến và gắn bó với thương hiệu một cách nhanh chóng.

Ngoài cam kết phủ sóng ở 4.000 ngôi làng chưa từng có sóng viễn thông trong 3 năm, Halotel còn cung cấp Internet băng rộng miễn phí tới 417 trường học, 124 UBND, 74 bệnh viện, 131 đồn cảnh sát… Với việc tiên phong phủ sóng ở vùng nông thôn và thực hiện nhiều chương trình xã hội lớn, về viễn thông, Halotel giống như một “người hùng mới” tại Tanzania.

Ở phương diện kinh doanh, công ty đến từ Việt Nam cũng tiến hành những bước đi khác hẳn. Trong khi những hãng viễn thông khác dựa phần lớn vào kênh phân phối truyền thống, Halotel phát triển thêm kênh bán hàng của riêng mình để có thể phủ tới tận các vùng nông thôn xa xôi – nơi mà các đại lý không muốn đến.

Với cửa hàng mở ra tại 26 tỉnh, 200 đội bán hàng, 1.000 trưởng nhóm và hơn 22.000 cộng tác viên, cùng đội ngũ bán hàng online, kết hợp các kênh phân phối truyền thống của đối tác, Halotel cũng nhanh chóng có hệ thống phân phối lớn nhất.

Chưa hết. Trong khi các công ty viễn thông khác gặp vấn đề lớn với đăng ký thông tin thuê bao trả trước (phải chụp ảnh, photo giấy tờ tuỳ thân, có chữ ký chính chủ), Halotel đã có giải pháp.

Đó là ứng dụng đăng ký thông tin thuê bao cá nhân trên smartphone có tên MBCCS dành cho người bán hàng. Nhờ ứng dụng này, người bán có thể chụp ảnh người mua sim, lấy chữ ký và làm đăng ký thông tin cá nhân ở bất kỳ nơi đâu, đồng thời cập nhật luôn vào hệ thống của Halotel…

Chuyện hậu trường của người trong cuộc

Cuối tháng 10/2017, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó tổng giám đốc Halotel và một đồng nghiệp của mình, ông Dương Anh Đức (giám đốc một chi nhánh Halotel tại Tanzania) đại diện cho Viettel sang Barcelona để nhận giải thưởng quốc tế “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất khu vực Trung Đông và châu Phi”.

Nhớ lại kỷ niệm của hơn 3 năm trước, khi bắt đầu xây dựng Halotel, ông Dương Anh Đức cũng bất ngờ với chính mình và các đồng nghiệp.

Khi đó, nhiều người Viettel bắt đầu tại Tanzania với “5 không”: không biết tiếng bản ngữ, không có trụ sở, không nơi ở, không nhân viên, không nơi đặt trạm thu phát sóng. Mỗi tỉnh chỉ bắt đầu với 2 người Việt Nam, phải tự đàm phán thuê nhà làm trụ sở, cửa hàng, thuê đất dựng trạm…

Thế nhưng, chỉ trong vòng một năm, những người Việt Nam đến đây đã dựng lên một hạ tầng viễn thông cũng như kênh phân phối lớn nhất Tanzania, vượt qua cả những nhà mạng lừng danh thế giới đã đầu tư từ 6-10 năm.

Halotel- đứa con của tập đoàn Viettel tại Châu Phi xa xôi

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó tổng giám đốc Halotel kể, mặc dù xây dựng hạ tầng thần tốc, nhưng chi phí của Viettel thấp hơn so với các nhà mạng khác ở đây rất nhiều.

“Chỉ lấy một ví dụ đơn giản, chuyên gia của họ phải ở khách sạn hạng sang hoặc 5 sao, chúng tôi chỉ thuê nhà trọ và anh em ở chung. Trong việc thi công các tuyến cáp quang, dựng cột BTS… Halotel không phải rẻ hơn các mạng khác vài chục phần trăm mà tính bằng vài lần. Nhờ tiết kiệm lớn trong đầu tư, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ với giá rẻ cho người dân Tanzania, cạnh tranh được với hãng rất nổi tiếng về giá rẻ trên thế giới như Airtel”, ông Sơn nói.

Halotel- đứa con của tập đoàn Viettel tại Châu Phi xa xôi

Vị lãnh đạo phụ trách kinh doanh của Halotel nhận xét: “Thị trường càng khó khăn, chúng tôi càng tìm được những cách thức sáng tạo hơn để vượt lên”.

Trở về Tanzania sau khi nhận giải thưởng quốc tế Stevie Awards 2017, ông Nguyễn Văn Sơn hào hứng chia sẻ thông tin mới, cuối tháng 10/2017, Halotel đã vượt Airtel (nhà mạng thuộc top 10 thế giới) để vươn lên vị trí thứ 3 trong số 8 nhà mạng tại Tanzania. “Chúng tôi vừa nhận thêm một giải thưởng quốc tế mới”, ông nói.

Câu chuyện bên lề giúp bạn hiểu rõ tại sao người dân Châu Phi yêu mến Viettel đến thế

Năm 1981, miền bắc Mozambique bùng phát dịch bệnh bí ẩn. Hàng ngàn người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em bị bại liệt hoặc tật nguyền vĩnh viễn chỉ sau một đêm. Các chuyên gia đổ dồn về quốc gia Đông Phi này, lấy mẫu các giếng nước, không khí và bệnh phẩm, nhưng hoàn toàn bó tay không thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Dịch bệnh này được đặt tên là “lời nguyền Konzo”, lấy theo tên một loại cạm bắt thú của người bản địa khiến con mồi dính bẫy đi tập tễnh chân. Nguyên nhân cuối cùng được tìm ra, thật bất ngờ, chính là do cây sắn – loại lương thực chủ yếu của người Mozambique, khi kết hợp với thời tiết hạn hán kéo dài vào mùa thu hoạch, đã không thể tự rửa trôi đi chất độc hydrogen cyanide – vốn là thành phần chính trong khí độc phòng hơi ngạt giết người Zyklon B của Đức Quốc Xã.

Lời nguyền Konzo

Cây sắn, được người Bồ Đào Nha mang tới châu Phi từ Brasil, là một biểu tượng của di sản thực dân phương Tây tại châu lục này: Đói nghèo, bệnh tật và chết chóc. Suốt mấy trăm năm, người da trắng đã tàn sát, vơ vét tài nguyên và buôn bán 11 triệu nô lệ da đen xuyên đại dương trong giai đoạn tích luỹ tư bản dã man nhất lịch sử. Họ lấy đi vàng, da thú, kim cương và để lại chia rẽ, xung đột và nạn diệt chủng, như đã thấy ở Rwanda.

Damisa Moyo đã viết trong “Dead Aid” về sự sai lầm (có chủ đích) trong chính sách hỗ trợ châu Phi của các nước phương Tây thời hậu thuộc địa. Trong suốt 7 thập kỷ qua, các nước phương Tây đã viện trợ cho Châu Phi hàng trăm tỉ USD, nhưng với mục đích giữ châu lục này trong vòng kiểm soát, mãi mãi là cái kho tài nguyên cho các tập đoan đa quốc gia vơ vét.

Người Trung Quốc tràn đến như một cơn bão, với những sân bóng viện trợ mới tinh ươm mầm tài năng bóng đá, đường sắt TAZARA 1.800km cùng hàng trăm dự án hạ tầng thiết yếu với các khoản vay không kèm điều kiện, chỉ trong vài năm, hất cẳng có hệ thống các ông chủ da trắng và thiết lập quyền lực tại đây. Dù không thể phủ định vai trò của nước này trong sự phát triển của Châu Phi, nhưng tốc độ vơ vét tài nguyên và luồng di dân người Hoa tràn vào mọi ngóc ngách kinh tế với những sản phẩm dân dụng 1$ hoặc rẻ hơn, đã bóp chết nền sản xuất nhỏ lẻ mới chớm nở của châu lục này.

Mô hình thực dân chỉ chuyển từ tay kẻ này sang kẻ kia mà thôi. Các nguồn lực của cả phương Tây lẫn Trung Quốc, không giúp cho người dân và các doanh nghiệp của Châu Phi phát triển, vì nó không giải quyết các vấn đề cơ bản và sinh kế lâu dài cho người dân mà chỉ phục vụ khai thác tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Như một quan chức Châu Phi đã nói, người Trung Quốc muốn bán bóng đèn, nhưng họ không bao giờ chịu xây cho chúng tôi những nhà máy điện.

Nhưng nhân loại đã không quay lưng lại với Châu Phi, ít nhất là không phải toàn bộ nhân loại. Phóng sự mới đây của Discovery về sự phát triển viễn thông ở bờ Đông châu Phi, đã ghi dấu một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé trong vai trò kết nối các vùng hoang vu của châu lục mênh mông này, với những cột sóng, cáp quang và mạng 4G đưa internet tới những bộ lạc xa xôi nhất. Quốc gia đó chính là Việt Nam.

Là một nước đang phát triển, nhưng Việt Nam lại là quốc gia có nền viễn thông thuộc top 10 trên thế giới, với tổng doanh thu 110 tỉ USD bằng 1/2 quy mô nền kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia năng động nhất, có lẽ hơn cả Trung Quốc trong việc mở rộng đầu tư viễn thông ra hải ngoại với người tiên phong là Viettel.

Movitel
Movitel kéo cáp viễn thông ở Mozambique

 

Cạnh tranh trực tiếp và đánh bại người Trung Quốc tại Đông Dương và gần đây là Myanmar, khu vực Châu Phi sẽ là chiến trường tiếp theo của tập đoàn này. Viettel đã đặt nền móng đầu tiên và lâu dài cho ảnh hưởng của Việt Nam ở châu Phi, lợi ích trong tương lai sẽ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực viễn thông.

Bom đạn và thuỷ quân lục chiến của người Mỹ đã không giúp gì cho người Châu Phi, nhưng cây lúa và kỹ thuật canh tác của Việt Nam, vượt 8.000 km đã giúp họ có đủ ăn lần đầu tiên trong lịch sử. Và giờ đây, những quân nhân Việt Nam đến đây không phải với súng đạn, mà là với một cuộc cách mạng về viễn thông, một lần nữa giúp người Châu Phi lần đầu tiên bắt kịp về thông tin với phần còn lại của thế giới.

Đất nước ghi dấu những con người tiên phong, lịch sử Việt Nam và quân đội nhân dân anh hùng, ngóng chờ Viettel viết thêm những trang vàng chói lọi.

châu phi, halotel, viettel
Kinh tế Việt Nam 2018: một năm đầy khởi sắc, lạm phát sưới 4%
Thị trường bất động sản 2019 một năm đầy thách thức với sàn giao dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…