Kinh tế Việt Nam 2018: một năm đầy khởi sắc, lạm phát sưới 4%


745 lượt xem

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 ( VBF 2018 ): ” Việt Nam không tham vọng là người giỏi nhất toàn cầu nhưng dân tộc Việt Nam có khát vọng mãnh liệt trở thành quốc gia hùng cường không kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới “. Tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2018 đạt hơn 7% cao nhất trong 10 năm qua và cao hơn nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Theo tờ ” Thời báo kinh doanh ” đưa ra chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 tăng khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu tính chung 11 tháng qua Việt Nam đang xuất siêu lên đến khoảng 7 tỷ USD cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây.

Theo tờ ” Hải quan ” cho biết xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt trên 10 tỷ USD, nếu tiếp tục với tốc độ phát triển như thế này thì kim ngạch xuất khẩu rau quả trong vài năm của nước tới có thể tăng lên gấp ba, gấp đôi so với năm nay.

Theo tờ ” Thời báo ngân hàng ” cũng khẳng định kết quả tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay là những gam màu sáng và đạt mức tăng trưởng là khoảng 6,7% hoặc 6,8% trong tầm tay, cao hơn dự kiến của Ngân hàng Thế giới ( WB ).

1Lạm phát đạt mục tiêu dưới 4%

Theo Tổng cục Thống kê CPI tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng 11 trước đó, CPI bình quân năm 2018 đã tăng 3,54% đạt mục tiêu dưới 4% Quốc hội giao.

Gía một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, gas, thịt lợn,… đồng loạt giảm trong tháng 12 đã giúp CPI tăng trưởng âm. Gía xăng RON 95 trong nước giảm 1.830 đồng, xăng E5RON92 giảm 1.840 đồng/ lít, dầu diesel giảm 1.630 đồng/ lít,… Gía xăng giảm kéo theo giá các mặt hàng thiết yếu khác cũng giảm theo.

Theo Tổng cục Thống kê  năm 2018 tình hình lạm phát chung tăng cao hơn lạm phát cơ bản ( tăng 1,48% so với 2017 ), phản ánh biến động giá chủ yếu đến từ tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu,…

Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 244,7 tỷ USD, tăng gần 14% so với 2017. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng gần 70% kim ngạch xuất khẩu, hơn 175,5 tỷ USD, trong khi khối khu vực trong nước chỉ đạt 69,2 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, cả năm Việt Nam nhập khẩu hơn 237,5 tỷ USD tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2018 Việt Nam đạt thặng dư thương mại 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực trong nước nhập siêu 25,6 tỷ và khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 32,8 tỷ USD.

2Tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% cao nhất trong 10 năm qua

Chiều 27/12 Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho công bố số liệu thống kê năm 2018, trong đó có số liệu GDP ( Tổng sản phẩm trong nước ) quý IV/2018 là 7,31% so với cùng kỳ năm 2017.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao nhất trong 10 năm qua ( Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê )
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao nhất trong 10 năm qua ( Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê )

Tính chung GDP năm 2018 tăng 7,08% vượt chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Đồng thời đây cũng là mức tăng cao nhất tính từ năm 2008 đến giờ. Theo Tổng cục Thống kê quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành hơn 5,53 triệu tỷ đồng. GDP bình quân đầu người khoảng 2.587 USD tương đương với 58,5 triệu đồng/ người. Nếu so với năm 2017 thì số liệu GDP bình quân đầu người đã tăng lên 198 USD.

Trong mức tăng chung nền kinh tế các khu vực:

  • Khu vực Thủy sản, nông – lâm nghiệp đã tăng 3,76%, góp 8,7% vào tăng trưởng chung
  • Khu vực Công nghiệp, xây dựng đã tăng 8,85% góp 49% vào tăng trưởng chung
  • Khu vực Dịch vụ tăng 7,03% góp 43% vào tăng trưởng chung.

Xét về góc độ sử dụng GDP tiêu dùng cuối cùng tăng gần 7,2% so với 2017, tích luỹ tài sản hơn 8,2% và cùng đó xuất khẩu hàng hoá tăng 14,3%…

3Kinh tế Việt Nam 2018 dưới góc nhìn của các chuyên gia

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ

Chuyên gia kinh tế - Lưu Bích Hồ
Chuyên gia kinh tế – Lưu Bích Hồ

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới ( World Bank ) nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt những kết quả tốt nhờ kinh tế toàn cầu khôi phục bền vững và những cải cách trong nước đang được thực hiện. Tăng trưởng cao dẫn đến tạo việc làm và tăng thu nhập đem lại những thành quả chung về phúc lợi và giảm nghèo.

Trong tháng 9/ 2018 vừa qua chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ đã nhận định kết quả tăng trưởng tích cực, toàn diện thậm chí có thể vượt kế hoạch Quốc hội đã đặt ra. Bằng những nỗ lực to lớn của các doanh nghiệp và nhân dân dưới sự điều hành quyết liệt và có hiệu quả của Chính phủ về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Những kết quả đạt được đã chứng minh một điều, nền kinh tế đang đi đúng hướng, ổn định, tăng trưởng hợp lý và tái cơ cấu có bước tiến tích cực trong điều kiện thế giới có nhiều khó khăn biến động, trong nước thiên tai xảy ra nghiêm trọng.

Lưu Bích Hồ – chuyên gia kinh tế nhận định: Điểm nổi bật là nông nghiệp và xuất khẩu, trong đó xuất khẩu đã bớt phụ thuộc hơn vào kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nông nghiệp tiếp tục tái cơ cấu tốt, trong khi công nghiệp chế biến chế tạo vẫn phát huy vai trò động lực tăng trưởng lớn. Khó khăn và hạn chế chủ yếu do môi trường bên ngoài có thêm diễn biến phức tạp về giá cả và bảo hộ thương mại; bên trong thì cải cách bộ máy quản lý hành chính mang tính quyết định đang còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – Nguyễn Bích Lâm

Cũng có cái nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết kinh tế nước ta sẽ tiếp tục duy trì được khả năng tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đảm bảo vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tình hình thực hiện vốn đầu tư có chuyển biến tích cực với nhiều năng lực sản xuất mới được bổ sung. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu và thu hút khách du lịch quốc tế đạt khá. Tình hình giải quyết việc làm và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Bích Lâm có cái nhìn khá lạc quan về kinh tế nước ta 2018 và 2019: Các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu tiếp tục là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Năng lực sản xuất của nền kinh tế được mở rộng tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những năm tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Nếu như nhiều năm trước vị thế của kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng trong năm 2018 vừa qua vị thế của phát triển văn hóa – xã hội đang được đặt cân bằng với phát triển kinh tế  và tiếp tục là năm 2019.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2018 là năm bản lề và có ý nghĩa trong việc đánh giá, định hình lại Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020.

Ông Nguyễn Chí Dũng đã có những nhận xét tích cực về kinh tế nước ta trong thời kỳ nửa đầu 2018 như sau: Chúng ta đã đi được một nửa chặng đường của kế hoạch này với những chuyển biến rất tốt. Tăng trưởng GDP của 2 năm đầu tiên trong giai đoạn này là tương đối cao. GDP năm 2018 dự kiến sẽ đạt hoặc vượt mức 6,7%. Đáng chú ý, kinh tế phát triển đồng đều trên các lĩnh vực. Khác với nhiều năm trước, phát triển văn hóa – xã hội đã được đặt trong vị thế cân bằng với phát triển kinh tế trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Đây là chủ trương của Đảng, Chính phủ và đang được thực hiện một cách rất tích cực từ Trung ương đến địa phương.

Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế – xã hội 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phác họa kế hoạch năm 2019. Theo đó, dự kiến tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6,6 – 6,8% so với năm 2018. Tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4-5%.

Xuất khẩu hàng hóa năm 2019 dự kiến đạt khoảng 256 tỷ USD, tăng khoảng 7-8% so với năm 2018; nhập khẩu hàng hóa dự kiến đạt khoảng 261 tỷ USD, tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5 tỷ USD, chiếm dưới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng – Nguyễn Thị Mùi

Chuyên gia tài chính - ngân hàng - Nguyễn Thị Mùi
Chuyên gia tài chính – ngân hàng – Nguyễn Thị Mùi

Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi nhận định thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành những chính sách tiền tệ rất linh hoạt và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế nước ta. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng về cơ bản đảm bảo thanh khoản, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cũng ổn định và có sự liên thông với nhau, tạo điều kiện không tác động nhiều đến vấn đề lãi suất và cũng hỗ trợ cho lãi suất ổn định.

Theo bà Mùi hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng về cơ bản đảm bảo thanh khoản, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cũng ổn định và có sự liên thông với nhau, tạo điều kiện không tác động nhiều đến vấn đề lãi suất và cũng hỗ trợ cho lãi suất ổn định. Dòng vốn tín dụng đã tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: chứng khoán, bất động sản và đồng thời tăng trưởng của các tổ chức tín dụng cũng gắn với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

4Khó khăn, thách thức vẫn tiềm ẩn trong 2019

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung

Thứ nhất, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã nâng lãi suất đồng USD, trước đây chỉ có 0,25% nhưng hiện nay đã nâng lên 2,25%, trong khi đó lãi suất đồng USD ở Việt Nam là 0%, điều này sẽ tác động rất nhiều đến thu hút FDI và việc giữ ngoại tệ ở nước ta.

Thứ hai, đồng tiền trong khu vực đều bị giảm sút, đồng tiền của Indonesia, Philippines, Ấn Độ và đặc biệt là đồng tiền của Trung Quốc đều giảm giá. Riêng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hiện đã giảm giá tới 9,2%, khiến hàng hóa của họ đã rẻ nay lại rẻ hơn, nguy cơ hàng hóa của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.

Thứ ba, những ảnh hưởng do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã gây ra hàng loạt sự mất ổn định trên môi trường thương mại quốc tế, khiến cho đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro, mất ổn định và cản trở việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng lớn đến nước ta, đặc biệt là quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng thì rất có thể giá dầu sẽ tăng lên. Nếu giá dầu tăng sẽ tác động đến giá thành của các sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt là chi phí về giao thông vận tải và làm tăng sức ép đối với lạm phát, với nước ta.

Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc còn làm cho môi trường kinh doanh trên thế giới, môi trường thương mại không ổn định, Hiệp định thương mại hay những hợp đồng đã được ký kết thì ngày nay có nguy cơ bị phá vỡ…

Trong năm 2019 cần tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động bất thường của thị trường, nhất là thị trường thế giới. Việc duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Những kết quả, thành tích đạt được trong năm 2018 tạo đà và là động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 – 2020. Mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ có những bước phát triển nhảy vọt.

Tổng hợp

 

Top sự kiện kinh tế – chính trị – xã hội nổi bật nhất năm 2018
Viettel – người hùng viết lên những điều kỳ diệu tại Châu Phi xa xôi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…