Khốn khổ vì phụ huynh nhượng quyền sử dụng đất “miệng”


1245 lượt xem

Bố mẹ chồng nói miệng là cho mảnh đất, nhưng khi ly hôn, chị Lài không được thừa hưởng nên nhiều năm đi kiện, đòi quyền lợi. Chị Lài không ngờ đến một ngày mình lại khốn khổ đến thế chỉ vì bố mẹ nhượng quyền sử dụng đất “miệng”…

Gần 30 năm trước, cô thôn nữ Lài kết hôn với thanh niên tên Minh ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài. Vợ chồng chênh lệch gần một giáp, và cuộc sống lúc đầu được mọi người nhìn nhận là hạnh phúc.

Lài sinh cho chồng lần lượt hai người con (con lớn năm nay 26, nhỏ 24 tuổi). Tuy nhiên, sau thời gian chung sống không lâu, Lài thất vọng khi anh Minh thường xuyên bài bạc, và thượng cẳng chân tay với vợ. Vì các con, chị chịu đựng làm lụng, chăm sóc và cố gắng vun vén cho gia đình dù không còn hạnh phúc.

Tranh chấp đất chỉ vì được nhượng quyền sử dụng đất “miệng”

Hơn 10 năm làm dâu, sống chung, năm 2003, bố mẹ chồng nhượng quyền sử dụng đất “miệng” cho hai vợ chồng mảnh đất hơn 420 m2 để dựng nhà ở riêng. Căn nhà cấp 4 cũ kĩ được đập đi, xây lại thành nhà mái bằng. Hai vợ chồng nai lưng làm lụng để trả tiền vay của người thân.

Để có tiền, chị và anh dắt díu nhau ra Hà Nội làm thuê. Hàng ngày, chồng làm cửu vạn ở bãi vật liệu xây dựng, còn chị sáng bán rau, chiều tối về mở quán nước trà đá vỉa hè. Đồng tiền kiếm được, chị chắt chiu gửi về nuôi con, trả khoản vay nợ, xây nhà.

Thời gian ở Hà Nội, chị phát hiện chồng vẫn cờ bạc, không tu chí làm ăn. Tiền kiếm từ công việc bốc vác thuê, anh nướng vào trò đỏ đen. Khuyên can chồng không được, chị còn bị anh đánh đập khiến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, kéo dài.

Chị đưa đơn ly hôn và trình bày mâu thuẫn với TAND huyện Lương Tài. Chị cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc đổ vỡ là do chồng thường xuyên đánh bạc. Trong khi đó, anh Minh tố vợ hỗn láo với chồng, không đúng mực làm dâu, lơ là chăm lo công việc gia đình. Anh còn nói chị quan hệ lăng nhăng với người đàn ông khác nhưng không có chứng cứ.

“Nghe anh ấy nói, nhà chồng bảo nhau không có lửa làm sao có khói khiến tôi tủi nhục bội phần nên quyết giải thoát bản thân”, chị Lài tâm sự. Tuy nhiên, khi chị đưa đơn, anh nhiều lần năn nỉ, xin lỗi và hứa tu chí làm ăn. Là một phụ nữ, một người mẹ, thương con chị bỏ qua và không gửi đơn ly hôn nữa.

Song, lời anh nói với chị chỉ được một thời gian ngắn, đâu lại vào đó, chị liên tục bị chồng đánh. Chị kiên quyết ly hôn và đến năm 2008, TAND huyện Lương Tài mởi mở phiên xử, đồng thuận để hai người “đường ai nấy đi”.

Tuy nhiên, chị không đồng tình với bản án về phần chia tài sản. Tòa quyết định, anh Minh được sở hữu toàn bộ tài sản chung, còn chị được nhận 25 triệu đồng. Chị kháng cáo, để đòi lại quyền lợi khi ra khỏi nhà anh.

Chị nêu quan điểm, mảnh đất rộng hơn 420 m2 mà bố mẹ chồng cho là tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn, nhưng tòa không giải quyết. “Lúc đó, vì muốn giải thoát càng sớm càng tốt nên tôi vội vã chấp thuận quyết định của tòa và không nghĩ đến mảnh đất bố mẹ chồng cho”, chị nói.

Trong các phiên xử tranh chấp ly hôn, chị bị tòa bác đơn vì cho rằng không có bằng chứng về việc bố mẹ chồng cho đất. Thời điểm đó, bố mẹ chồng chị cũng khẳng định mới chỉ nhượng quyền sử dụng đất “miệng” và hứa sẽ cho và mọi việc dừng lại ở lời nói. “Bố mẹ chồng của tôi cho rằng, giờ tôi ly hôn nên họ đòi lại mảnh đất đó”, thiếu phụ chia sẻ.

Chị không từ bỏ quyết tâm đòi quyền lợi nên gửi đơn tới nhiều cấp, cả ở Trung ương. Chị cho hay, nếu bố mẹ chồng chưa cho đất thì căn nhà mái bằng sẽ không thể xây dựng được. Đến nay đã qua 4 phiên tòa, kéo dài hơn 9 năm, song quyền lợi của chị chưa đòi được.

“Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ và sẽ đi đến cùng vụ việc”, chị nói.

Không chỉ riêng chị Lài, đã có rất nhiều trường hợp anh em trong gia đình khi bố mẹ qua đời, chỉ nhượng quyền sử dụng đất “miệng” cho các con, về sau gặp nhiều rắc rối vì mâu thuẫn nảy sinh.

Như trường hợp anh Thanh và anh Trung (Quốc Oai, Hà Nội), trước kia khi ông bà cụ vẫn còn sống, bố anh Thanh đã nói với anh và cả nhà rằng sẽ dể dành lại mảnh đất có nhà thờ tổ 2/3 diện tích khu đất lại cho anh Thanh (con trưởng) để anh tiện hương khói các cụ về sau, còn lại các em thứ sẽ được chia đều phần còn lại, tất cả mọi người chứng kiến, nhưng đó chỉ là nhượng quyền sử dụng đất “miệng”. Khi ông bà mất đi cũng chưa kịp làm di chúc. Anh Thanh cũng không ở quê mà ly hương tới Quảng Ninh sinh sống là và việc từ lâu. Đến khi anh Trung (Người con thứ) muốn xây nhà thờ tổ cũng là nhà anh ở hiện nay, trong gia đình lại bắt đầu xảy ra những bất đồng ngầm giữa các anh em vì không rõ trách nghiệm và quyền hạn của và phần đất đai được thừa hưởng của mỗi người như thế nào…

Căn cứ tại Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Như vậy trong 2 trường hợp trên, các anh chị phải có hợp đồng tặng cho và cần có đăng ký sở hữu bất động sản hợp pháp thì mới được sở hữu tài sản.

 

Biệt thự nghỉ dưỡng có phải là kênh đầu tư hiệu quả?
Căn hộ Duplex- xu hướng thiết kế nhà “soán ngôi vương” năm 2017

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…