Rượu làng Vân, bậc nhất danh tửu xứ Kinh Bắc


6422 lượt xem

Được ủ từ những bông gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon trên cánh đồng Vân Xá, rượu làng Vân nức tiếng gần xa với hương vị nồng nàn, cay bùi, thơm ngon với men rượu bí truyền của người làng.

Chúng tôi bước chân tới tổ nghề vào một ngày đầu đông mưa bay lất phất, đi đò qua sông Cầu rồi xuyên qua làng gốm Thổ Hà, chưa qưa sông đã cảm nhận được mùi thùng phi bã rượu thơm lừng xông lên tận mũi.

Làng Vân, hay còn gọi là làng Vạn Vân, nằm ở phía Bắc xã Vân Hà, trải dài hơn 1km dọc tả ngạn sông Cầu, đối diện làng Đại Lâm bên kia sông. Vì 3 mặt tiếp sông nên ai tới làng đều phải đi qua 3 chuyến đò ngang. Làng Vân cũng bình dị như bao ngôi làng cổ khác tại Việt Nam.

Người ta thường nghe đến danh Rượu làng Vân, nhưng chẳng ai biết rượu làng Vân có tự bao giờ, mà chỉ biết rượu đã có từ rất lâu thời các vua chúa ngày xưa. Theo lời kể của dân làng, được biết tổ nghiệp của Rượu làng Vân là bà Nghi Định, bà mang nghề nấu rượu từ Trung Hoa truyền lại cho người làng Vạn Vân. Người Vân Hà luôn tự hào vì được sở hữu công thức bí truyền, không chỉ bởi hương vị ngọt bùi từ nếp cái hoa vàng hay thứ men gia truyền được tinh chế từ 35 vị thuốc bắc, mà còn từ nguồn nước trong veo, tinh khiết lấy từ các giếng khơi trong làng.

Cũng bởi vậy mà thành cái tich lệ, cứ mùng 4 tết Nguyên Đán hàng năm, mỗi nhà phải cử người đại diện ra chùa Rộc uống máu ăn thề, quyết phải giữ kín bí quyết tổ nghề, không được truyền cho người ngoài làng, kể cả là con gái trong nhà.

Nghệ thuật nấu rượu làng Vân

Rượu làng Vân chính gốc làm từ rượu gạo, chất lượng phân loại dần theo từng loại: Gạo tẻ, gạo nếp, nếp cái hoa vàng. Thường thì ủ 3 ngày sau đó đem vào bếp nấu là ra thành phẩm. Nhưng với nếp cái hoa vàng, từ khâu chọn nguyên liệu cũng đòi hỏi sự chỉn chu, tỉ mỉ của người nấu.

Sau 6 tháng ủ rượu, thứ rượu nếp trong vắt, nặng hơn 52 độ sẽ chuyển hoá thành thứ rượu vàng ươm, chỉ dăm, bảy độ, toả hương thơm dịu.

Rượu làng Vân được nấu theo phương pháp truyền thống

Long đong mỹ tửu

Rượu làng Vân xưa kia chẳng những tiếng tăm vang lừng khắp Kinh Bắc, mà còn được “vua biết mặt, chúa biết tên”, trong đó Bảo Đại – vị Hoàng đế An Nam cuối cùng ưa thích, ban cho bốn chữ Vân hương mỹ tửu. Hãng rượu Fontaine danh tiếng của Pháp cũng chọn rượu làng Vân làm rượu cốt để pha chế. Nhưng người làng Vân phải hoạt động bí mật, lén lút vì nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ cấm ngặt việc người dân tự nấu rượu để cho loại rượu công-xi của chúng được độc quyền.

Cho đến năm 1932, Berna – một nhà tư bản Pháp đầy thân thế ở chính quốc lẫn thuộc địa “chạy” được giấy phép thành lập hãng rượu tại làng Vạn Vân. Berna mời ông Nguyễn Lễ đứng ra đầu tư xây dựng một xưởng rượu hiện đại với 140 lò nấu, 72 bếp, chiêu mộ đến hơn 300 thợ lành nghề tại chỗ để sản xuất ra loại rượu mang nhãn hiệu Vân hương mỹ tửu với logo: ông già râu tóc bạc phơ, lưng đeo bầu rượu, tay chống gậy trúc, tay chỉ lên đám mây (Vạn Vân).

Rượu cổ truyền làng Vân được công nghiệp hóa với chất lượng đồng nhất, được đóng chai và có nhãn hiệu cầu chứng tại Tòa hẳn hoi được trong Nam ngoài Bắc và một số nước trong khối liên hiệp Pháp ưa chuộng.

Một góc làng Vạn Vân
Được một thời gian, bọn tư bản độc quyền khai thác rượu công-xi bèn câu kết với chính quyền thuộc địa tung đòn hiểm ra phản kích lại Berna bằng cách áp dụng đủ loại sưu thuế áp lên người thợ nấu rượu ở làng Vạn Vân. Theo đó, bình quân thu nhập của một người thợ trong năm là 44 đồng (tiền Đông Dương), nhưng cộng tất cả các loại thuế lại, người thợ phải nộp gấp 2 lần. Thế là lập tức hơn 300 gia đình chuyên sống bằng nghề nấu rượu trở nên điêu đứng. Làng rượu Vạn Vân tan đàn xẻ nghé, mấy chục gia đình dắt díu nhau đi nơi khác khai hoang lập ấp. Hàng trăm trai tráng, thanh niên đi Cam Đường làm thợ mỏ hoặc dấn thân vào các đồn điền cao su trong Nam bộ. Các lò rượu bị bỏ hoang phế.
Mãi đến thập niên 70 của thế kỷ trước, rượu làng Vân vẫn còn im hơi lặng tiếng. Rồi cơ may lại đến với làng Vân thật khó ngờ. Năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Pháp. Trong bữa tiệc chiêu đãi, Chính phủ Pháp đã dành cho Thủ tướng một điều bất ngờ là mời ông uống Vân hương mỹ tửu. Từ đó, thời hoàng kim của rượu làng Vân lại bắt đầu.
Vào đầu thế kỷ XXI, đến làng Vân người ta tuyệt nhiên không còn nhìn thấy cảnh mấy cô gái Vạn Vân gánh rượu bán rong, rót rượu trao tận tay cho khách kèm nụ cười lúng liếng, liếc mắt lá răm, khiến nhiều trang nam tử chưa uống đã say đứ đừ, mà ngay cả rượu làng Vân cũng đang dần “tuyệt chủng”.
Ngay từ những năm 2000, mối nguy hại do ô nhiễm môi trường đã hiển hiện trong khắp xã Vân Hà. Đầu làng, cuối xóm thường xuyên bốc lên một mùi hôi thối. Nhà cửa, lối đi trong những làng nghề cổ này bé nhỏ, san sát bên nhau, mà nhà nào cũng nuôi heo, nấu rượu nên mùi phân heo, bả hèm lưu cửu ” xộc ” ra cái mùi rất là khó chịu.

Nước sông Cầu đục ngầu, đen kịt, lềnh bềnh rác. Người làng Vân đã tự đánh mất mình khi nấu rượu bằng sắn (khoai mì) thay cho nếp, gạo ngon trước đây để có nhiều bã hèm nuôi heo lời hơn. Giới thương buôn bên ngoài thì lại tận tình tiếp tay bằng cách pha cồn công nghiệp rồi chế thêm nước lã, làm cho rượu làng Vân trở nên… “nhạt tềnh tệch”, ngay cả rượu làng Vân đóng chai dán nhãn chính hiệu uống vào cũng… khé cả cổ. Danh tiếng rượu làng Vân cứ thế phôi pha ít nhiều…

Nhớ khi xưa có câu ca dao:

” Trời mưa cho ướt lá khoai
Đố ai lấy được con trai Thổ Hà
Trời mưa cho ướt lá cà
Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân ”

Ngày nay,với rượu làng Vân chính gốc, thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu sang cả nước ngoài. Các sản phẩm rượu làng Vân ngày thêm phong phú như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu gạo tẻ, rượu sắn, rượu vodka, rượu nếp hạ thổ… Người làng Vân hiếu khách, trọng tình. Trong mỗi gia đình ở đây luôn có một chum rượu đầy để dùng trong nhà, đãi khách quý và làm quà tặng. Nếu có dịp về thăm xứ Kinh Bắc, hãy thử 1 lần tới ngôi làng nhỏ Vạn Vân để được thưởng thức thứ “mỹ tửu” trời ban này!

Rượu làng vân, văn hóa kinh bắc, vẻ đẹp bắc ninh
Diễn biến thị trường BĐS 2018 của Bắc Ninh- “thủ phủ FDI” sẽ ra sao?
Giá nhà đất Quế Võ, Từ Sơn, Yên Phong Bắc Ninh vẫn trên đà tăng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…