Lê Thanh Thản, đại gia Điếu cày xứ Nghệ của đế chế Mường Thanh


1663 lượt xem

Chưa đầy 20 năm kể từ khi nhảy vào lĩnh vực bất động sản, giờ đây, Mường Thanh đã phát triển bền vững thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư- Xây dựng- Du lịch giải trí và hiện nay Tập đoàn mở rộng sang các lĩnh vực Đào tạo, Y tế, trở thành một Tập đoàn lớn mạnh với hơn 50 khách sạn  và dự án khách sạn, tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 10000 lao động, hàng năm đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Đằng sau những thành công có được ngày hôm nay của Mường Thanh là bóng dáng của người đàn ông xứ Nghệ năm nay đã gần 70, đầu húi cua,  giản dị bên chiếc điếu cày, ung dung ngồi nhả khói- Doanh nhân Lê Thanh Thản.

“Lê Thanh Thản, sinh thời tay trắng làm nên”

Giống như ý nghĩa của cái tên, đại gia Lê Thanh Thản có ngoại mạo giản dị, đúng chất “người lính” mộc mạc, thật thà. Ông sinh năm 1949, đến nay đã ở cái tuổi người ta gọi là ” thất thập cổ lai hy “. Ông là một trong số những đại gia hiếm hoi khởi nghiệp làm giàu bằng vốn tự có, không vay ngân hàng. Cuộc đời ông không ai chỉ dẫn, không ai cho lưng vốn, chỉ mày mò mà thành.

Lê Thanh Thản sinh năm 1949, tại một vùng quê huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Học đến cấp 3, vào năm 1974, khi chỉ còn vài tháng là tốt nghiệp trung học, ông bỏ dở giữa chừng và tòng quân vào “chiến dịch cuối cùng” của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Huế và toàn bộ miền Nam với tư cách là một chiến sỹ thông tin.

Nhà ông Thản từ mấy đời nay không ai làm nghề kinh doanh, ba bốn đời cũng chưa từng có tích ruộng để thành địa chủ. Ông nội ông Thản thời trẻ từng cùng với đồng chí Phùng Chí Kiên xã Diễn Yên kế bên vượt biên sang Trung Quốc tìm về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng, sau trở về nước bị thực dân Pháp bắt xử tử hình. Bố ông chỉ làm đến chức chủ nhiệm hợp tác xã thời xưa.

Bên phía vợ ông cũng vậy, nguồn gốc nông dân ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, nhưng mẹ vợ ông không buôn bán thuốc lào, không cày ruộng mà làm thợ may. Bà sinh ra con gái Nguyễn Thị Huệ, cho học thành cô giáo rồi được tăng cường lên Lai Châu dạy học sinh miền núi. Như vậy, trong người lính Lê Thanh Thản, hoàn toàn không thừa hưởng cơ nghiệp cha ông để lại.

“Người đàn ông không ngại khó”

Năm 1982, ông chuyển nghành và được xếp vào diện cán bộ được cử lên tăng cường cho miền núi, sau đó, ông được giữ chức phó chánh văn phòng huyện ủy Mường Lay ở Lai Châu.

Thời bao cấp, kinh tế khó khăn, giao thông cách trở, ông Thản đã quy tụ những thanh niên khỏe mạnh, lập ra một đội làm dịch vụ từ thu mua khoai sắn, lợn gà đến sản xuất, xây dựng những công trình cho địa phương, thậm chí là cả các hộ gia đình, từ việc đóng gạch ngói, nung vôi, thầu xây dựng nhà ở, đường xá hay cầu cống.. Ai thuê gì làm nấy, không bỏ qua cơ hội kiếm tiền nào. Chính những việc nhỏ ấy đã giúp ông Thản trở thành chuyên gia am hiểu thấu đáo từ vật tư đến những bản vẽ thiết kế dày cộp mặc dù chưa từng được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nào.
Cuối năm 1986, nhà nước có chủ trương đổi mới, xóa bỏ bao cấp, công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, ông xin tách đội xây dựng ra và thành lập xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu.
Công trình đầu tiên của xí nghiệp này là Trường THPT Mường Lay, trải qua muôn vàn khó khăn, công nghệ lạc hậu, sau gần 1 năm thi công, công trình cũng hoàn hành to đẹp, khang trang. Đây cũng là công trình kiên cố đầu tiên của tỉnh Lai Châu bấy giờ.

Sau thành công đầu tiên, nhiều người bắt đầu biết đến ông, đặc biệt là với tỉnh Phongsaly bên nước bạn Lào giáp Lai Châu. Họ sang thăm thấy ngôi trường khang trang, sạch đẹp liền mời ông sang xây thầu Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh cao 5 tầng. Ngày đó, việc làm ngôi trường tầng 2 thì được, song với  một trụ sở 5 tầng thì đội kỹ thuật Lai Châu không đủ sức, ông Thản liền bay vào Sài Gòn, tìm thợ có tay nghề cao rồi tuyển một đội đưa qua Lào . Đó là công trình thứ 2 của ông Thản.

Bắt đầu từ đây, ông được tỉnh này tín nhiệm giao cho làm 300km đường từ Tây Trang về Phongsaly.
“Hồi đó mần ở Lào rất sướng, mần đến đâu quyết toán đến đó, không chậm trễ. Chỉ cần làm báo cáo, trình tinht trưởng, ký xong xuống kho bạc nhận tiền”.- Ông nói.
Ông Thản báo, ở Lào có tiền là họ trả ngay, đến khi họ hết tiền, ông đề nghị họ trả lại bằng tài sản hiện vật như xe máy, ô tô, thứ này ở Lào rất sẵn nhưng Việt Nam lại cần. Thời đó, chỗ tiền Lào thiếu, họ trả ông Thản bằng 30 con xe Land Cruiser, 500 con xe Dream, cả 2 loại này đều được tính theo giá thị trường, gồm giá nhập khẩu và cả thuế. Sau lần này, mỗi cán bộ thường vụ tỉnh ủy được phân một chiếc. Mội lần về TW họp, đoàn xe Lai Châu hoành tráng khiến bộ Tài Chính để ý, sau đó họ có thanh tra nhưng không tìm thấy sai sót nên đành rút, nhưng cũng vì thế mà ông Thản mất nhiều tháng trời đau đầu đối phó.
Đời doanh nhân lúc tiến lúc lui, phải trái chỉ là tương đối, không phải lúc nào lẽ phải cũng luôn đứng về phía mình…

Là doanh nhân, đi lại nhiều, qua nhiều khách sạn, ông thấy nếu mình làm món này có khi tốt hơn họ. Người Việt Nam nói là làm, nă 1993, ông bắt tay xây dựng khách sạn đầu tiên của tỉnh Lai Châu ở Điện Biên.
Sau một năm thi công, khách sạn này đi vào hoạt động năm 1994, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thời điểm này, lượng khách đổ về Điện Biên quá đông mà nhu cầu phòng khách sạn không đủ để đáp ứng, khách sạn của ông Thản thu được bộn tiền.
Thấy đây là cơ sở quan trọng, cần thiết cho nhu cầu tiếp khách của tỉnh, năm 1996, ông Thản đã nhượng lại khách sạn Điện Biên cho tỉnh Lai Châu và được trao đổi bằng một lô đất khác có giá trị. Chính trên lô đất này, ông đã cho xây dựng khách sạn Mường Thanh Điện Biên, tiền thân của chuỗi khách sạn Mường Thanh bây giờ.

Khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng

Năm 1997, Mường Thanh Điện Biên chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, ông thiết lập bộ máy quản lí, quy trình vận hành và thu hút khách một cách bài bản. Mường Thanh hấp dẫn du khách bởi chất lượng dịch vụ, tiện ích và giá cả phải chăng.
Khách bắt đầu đông đúc, thu nhập tốt, ăn nên làm ra, ông tiếp tục “lùng” đất xây khách sạn. Cứ thế, Mường Thanh mọc lên khắp nơi, toàn vị trí đẹp. Sau 20 năm, giờ đây Mường Thanh là cả tổ hợp khách sạn tư nhân với quy mô hàng nghìn phòng đạt chuẩn 5 sao cả tại Việt Nam và nước bạn Lào. Các khách sạn Mường Thanh trên toàn quốc đều có con chim đại bàng làm biểu tượng, đêm về thấy đèn nhấp nháy, đi xa muốn tìm cũng dễ thấy. Trong các quầy lễ tân đều có các cô gái mặc váy xòe dân tộc Thái giao tiếp với khách bằng tiếng Anh. Đó là hai đặc trưng của chuỗi khách sạn Mường Thanh từ xưa đến nay.

Hiện nay, mảng khách sạn của Mường Thanh gồm hơn 50 cái trải dài từ Bắc vào Nam do cô côn gái lớn của ông Thản, tốt nghiệp đại học Kinh Tế, tu nghiệp sau đại học ở nước ngoài chuyên nghành khách sạn đang trực tiếp quản lí.

Tổng giám đốc Hoàng Yến có nét xinh thùy mỵ của mẹ, có bản lĩnh chất thép như người cha, làm việc lúc nào cũng có sổ sách và máy tính bảng với một dàn tham mưu dày dặn kinh nghiệm. Khác hẳn bố cô không có nổi cuốn sổ tay, bút không cài túi, chỉ “lập trình” trong cái đầu húi cua. Thời của hội nhập và 4.0, ông tin con gái ông, con trai ông sẽ nối dõi phát triển Tập đoàn gia đình Mường Thanh cất cánh lên trời cao.

Mảng siêu thị và mảng Bất động sản đều được phân công phụ trách rõ ràng. Mỗi mảng có một tổng giám đốc, bên dưới là các bộ phận văn phòng tập đoàn. Tập đoàn Mường Thanh hiện đang có khoảng 15.000 người, doanh thu mỗi năm hơn chục nghìn tỷ đồng.
Khu vực đầu tiên đại gia Lê Thanh Thản đổ bộ vào thủ đô là bán đảo Linh Đàm. Thời ấy, ông đã bỏ tiền ra mua khu hồ đầm ngập trũng nước rộng 32ha, cũng là khu kém phát triển nhất trong bán kính 10km từ trung tâm TP Hà Nội. Với con mắt tinh tường của một nhà đầu tư, ông nhận ra giá trị và cơ hội của vùng đất này. Hàng loạt các dự án chung cư bình dân ra đời như Xa La, Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ,…Sở hữu những khu đất giá cả hợp lí với giá thành vừa phải, ông Thản đã cung cấp ra thị trường những căn hộ chung cư bình dân đầu tiên tại Hà Nội và trở thành dự án cực hút khách thời bấy giờ. Cũng chính vì theo đuổi phân khúc này nên ngay trong thời kỳ khủng hoảng nhà đất trầm trọng, các căn hộ chung cư của tập đoàn vẫn chạy tốt.
Để có thành công như ngày hôm nay, ông Thản luôn trung thành với triết lí 

” Không để tiền chết, xoay vòng vốn nhanh” .

Hàng ngàn người lao động và các gia đình trẻ chưa có tích lũy đủ lớn đã có thể sở hữu cho mình căn hộ tại Mường Thanh, đó là niềm vui đối với ông. Dẫu rằng các tiện nghi trong chung cư còn nhiều bất cập xong mỗi lần mở bán đều đắt như tôm tươi.
Tại quê nhà nơi chôn rau cắt rốn, đại gia điếu cày đã đầu tư dự án Mường Thanh Safari Land (tại xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, Diễn Châu). Đây  là công viên sinh thái đầu tiên của tập đoàn có tổng diện tích 300ha, cách TP. Vinh 60km .Tại đây, du khách sẽ được tham quan vườn thú hoang dã với 60 loài động vật, trong đó có nhiều cá thể quý hiếm từ châu Phi, Nam Mỹ… như hổ trắng, tê giác, linh dương, hươu cao cổ,…Các biệt thự, liền kề nghỉ dưỡng giữa núi đồi thơ mộng và được tận hưởng trọn vẹn những dịch vụ và tiện nghi theo tiêu chuẩn 5 sao.

Một góc tại Mường Thanh Safari Land

Ngoài ra, ông cũng cho đầu tư xây dựng trường cấp 3, cấp 1-2, mẫu giáo bệnh xá, bệnh viện, đường liên thôn, xây lắp hệ thống điện, cải tạo đất phèn…tại vùng quê nghèo đất mẹ…

Sau 30 năm chinh chiến chốn thương trường, khởi nghiệp từ một xí nghiệp nhỏ miền núi Lai Châu, người lính trẻ từ 2 bàn tay trắng, trải qua bao thăng trầm, sóng gió cuộc đời đã gây dựng nên  đế chế bất động sản, khách sạn hùng mạnh mang tên Mường Thanh, từng ngày vẫn vươn mình xa tận chân trời..
Người đàn ông ấy, với mái đầu húi cua đã bạc tóc, chân luôn đi dép xăng đan,  bên chiếc điếu cày yêu thích, trong làn khói mỏng của thuốc Lào đã sống ý nghĩa như cái tên thật đẹp, Lê Thanh Thản, làm đẹp cho người, làm đẹp cho cuộc đời…

Thực hiện: Chang Phan (thutrang@bacninhland.com.vn)

 

 

Samsung đính chính thông tin đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam
Nhà đầu tư trúng đậm khi hầm chui lớn nhất TP.HCM hoàn thành

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…