Mua nhà đất công chứng vẫn bị lừa!


1462 lượt xem

Thông thường mọi người hay suy nghĩ, nếu giao dịch mua bán nhà đất có sự chứng kiến của công chứng viên thì hoàn toàn có thể tin tưởng vào giao dịch đó. Phần đông mọi người tin rằng khi mua nhà đất mà có công chứng thì yên tâm và sẽ không bao giờ bị lừa và giấy tờ nhà đất đã qua công chứng không phải là giấy tờ giả…

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn bị mắc lừa, nhiều sổ đỏ giả vẫn qua mặt công chứng viên một cách ngon lành. Vậy tại sao lại xảy ra những sự cố đó, ai sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân? Liệu công chứng viên có phải bồi thường thiệt hại cho người dân không?

Nhưng năm qua đã xảy ra không ít các trường hợp người dân mua bán nhà đất đi làm văn bản công chứng tại văn phòng công chứng vẫn mất tiền oan mà không có tài sản. Thậm chí có người mất đến 3-5 tỷ đồng và có công chứng viên phải vào tù vì gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng những kẽ hở sau để lừa người mua đất.

Thứ nhất: Trong trường hợp mua bán đất là có thật, người bán đúng là có tên trong sổ đỏ nhà đất nhưng công chứng viên tắc trách đã kí vào hợp đồng mua bán nhà đất trong khi mảnh đất đó đang nằm trong diện cấm giao dịch hoặc có tranh chấp. Có một câu hỏi đặt ra là công chứng viên căn cứ vào đâu để biết mảnh đất hay ngôi nhà đó đang thuộc diện cấm giao dịch hay không?

Với các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các văn phòng công chứng đều có hệ thống mạng thông tin liên thông với các quận huyện. Chỉ cần tra cứu mạng thông tin đó là có đầy đủ các thông tin về tình trạng pháp lí của nhà và đất trên toàn quốc bao gồm các thông tin về đại chỉ nhà đất thuộc diện cấm giao dịch , thuộc diện có tranh chấp hay đã trao đổi mua bán hay không.

Tuy nhiên đối với các địa phương khác,hệ thống mạng dữ liệu này chưa được cập nhật. Kể cả trong trường hợp có đầy đủ thông tin, nếu như công chứng viên tắc trách, thiếu thận trọng cũng có thể xảy ra tình trạng mua bán nhà đất thuộc diện cấm giao dịch.

Có thể trong trường hợp tài sản vừa được đưa vào diện cấm giao dịch, chưa được cập nhật trên hệ thống thông tin mạng của cả thành phố thì công chứng viên cũng không biết được nhà đất đó có thuộc diện cấm giao dịch hay không. Như vậy trong tình huống này, rủi ro vẫn có thể đến với người mua nhà đất.

Trường hợp thứ 2: Mảnh đất, ngôi nhà có thực. Chủ sở hữu không muốn bán, xong có kẻ nào đó làm giả giấy tờ nhà đất để đem bán. Công chứng viên do không phát hiện giấy tờ giả nên vẫn công chứng giao dịch mua bán bình thường gây hậu quả cho người mua. Trong khi công chứng viên được đào tạo bài bản để phân biệt giấy tờ thật hay giả tuy nhiên tất cả cũng chỉ là cảm quan của công chứng viên. Thậm chí các máy soi như hiện nay cũng có thể không phân biệt chính xác các giấy tờ nhà đất.

Có thể thấy, vai trò của công chứng viên trong việc xác nhận các giao dịch đảm bảo tính pháp lí hoàn toàn không tuyệt đối. Trong trường hợp công chứng viên công chứng tài sản thuộc diện cấm giao dịch thì trách nhiệm của họ đến đâu?

Theo luật, việc công chứng giao dịch mua bán nhà đất qua công chứng viên chỉ là xác nhận việc mua bán này là có thật mà thôi. Do vậy việc mua bán qua công chứng không phải lúc nào cũng là an toàn.

 

cong chứng giấy tờ nhà đất, mua nhà đất công chứng
Sốt đất ảo:”Ôm chẳng được, bán cũng không xong”.
Căn hộ trung cấp đang áp đảo thị trường bất động sản?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…