Top richest Việt Nam: Sự nổi lên của đại gia bất động sản, thép và hàng không!


1553 lượt xem

Tính trung bình cứ vài ngày, két tiền của vị đại gia này lại có thêm 100 triệu USD, đó là dòng tiền đổ vào túi đại gia Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC). Không chỉ riêng ông Vượng, những năm gần đây, số doanh nhân Việt Nam giàu lên nhanh chóng và sở hữu tài sản triệu USD ngày càng nhiều.  Trên sàn chứng khoán Việt Nam đang có hơn 106 người có giá trị tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên; có tới 50 người có mức tài sản từ 207– 500 tỷ đồng và 28 người có mức tài sản từ 500 – 1.000 tỷ đồng.

Điều đáng chú ý trong danh sách này là sự nổi lên của đại gia ngành thép khi trong năm 2017 và 2018, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này vô cùng tốt đẹp. Bất động sản tiếp tục chứng minh là thị trường giàu tiềm năng khi nếu tính riêng trong top 20 người giàu nhất Việt Nam thì các đại gia bất động sản chiếm ưu thế.

Những tỷ phú Việt giàu lên thần tốc!

Phạm Nhật Vượng- Chủ tịch tập đoàn Vingroup VIC.

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, là doanh nhân người Việt Nam được xem là tỷ phú Đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam.  Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội tuy nhiên quê gốc  Lộc Hà, Hà Tĩnh, cha là lính phòng không, mẹ có một quán trà nhỏ ở vỉa hè. Khi ấy kinh tế gia đình đều trông cậy vào quán nước nhỏ của mẹ. Ươc mơ của ông khi ấy chỉ mong muốn kiếm tiền để phụ giúp gia đình. Chính khao khát vượt khó đã thôi thúc cậu bé năm nào vươn lên học tập hơn người.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, một thời kỳ hỗn loạn bắt đầu. Nền kinh tế ở những nước này tan rã, hàng hoá trở nên khan hiếm và chủ yếu chỉ được nhập qua tiểu nghạch. Moskva thời đó cũng thường xuyên phải chịu biến động, đó cũng là thời điểm thuận lợi cho việc buôn bán của bà con Việt Nam tại xứ người.

“LỠ LÀM NGƯỜI RỒI, KHÔNG THỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI HOÀI PHÍ ĐƯỢC”PHẠM NHẬT VƯỢNG

Với bản tính nhanh nhẹn, thông minh, chịu khó, không ít người đã chủ động thầu lại các công-te-nơ hàng, buôn bán đủ loại rồi hình thành hệ thống, làm ăn với đủ tầng lớp trong xã hội để tồn tại và vươn lên. Và Phạm Nhật Vượng là một trong số những ông chủ nổi lên từ hoàn cảnh đó.

Năm 19 tuổi (1987) sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học với những thành tích học tập xuất sắc trong môn Toán, Phạm Nhật Vượng đã được chọn đi du học tại Matxcova Nga tại trường Mỏ địa chất.

Khởi nghiệp với số vốn 10.000 USD vay được từ người thân và bạn bè, cho đến nay, Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 5 tỷ USD. Tốc độ gia tăng tài sản của ông Vượng nhanh chóng tới mức các chuyên gia tài chính thế giới cũng phải ngạc nhiên và không ngờ tới, tăng vọt từ mức khoảng 1,3 tỷ USD lên 5 tỷ USD trong năm 2017. Đến tháng 4/2018, tổng tài sản của ông Vượng là 7 tỷ USD, là 1 trong 240 người giàu nhất thế giới.Tính trung bình, cứ vài ngày, ông Phạm Nhật Vượng lại có thêm 100 triệu USD.

Nếu tài sản của ông Vượng tăng thêm 1 tỷ USD trong thời gian tới, ông Vượng có thể sẽ vào top 200 người giàu nhất hành tinh, ngang hàng vỡi những tỷ phú như George Soros, Silvio Berlusconi…Trên các công cụ tìm kiếm, người ta tìm thông tin của ông và vợ con ông nhưng tất cả vẫn là 1 ẩn số. Đại gia này được ngưỡng mộ không chỉ bởi độ giàu có của mình, mà bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được.

Ở Việt Nam, ông Vượng được biết đến gắn với tên tuổi thương hiệu Bất động sản Vingroup . Những năm gần đây, Chủ tịch Vingroup đang dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới. Gần như ở mọi phân khúc, lĩnh vực và địa bàn mà Vingroup góp mặt, dù có là người đến sau, họ vẫn trở thành người “đánh thức” và dẫn dắt thị trường.

Hàng loạt các thành phố, thị xã “tỉnh lẻ” cũng tạo được sức bật mới với sự tham gia đầu tư về du lịch, khu đô thị, siêu thị của Vingroup.Sự sang trang và chuyển mình mạnh mẽ của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa hay Phú Quốc… đều có dấu ấn đậm nét của thương hiệu Vinpearl.

Nếu như trước đây, thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam vẫn ì ạch trong việc tìm đường phát triển. Chỉ đến khi những chuỗi TTTM Vincom Center, Vincom Mega Mall, các thương hiệu bán lẻ Vinmart, Vinmart+, Vinpro hay dịch vụ TMĐT Adayroi… xuất hiện thì người ta mới tìm thấy một đối trọng Việt Nam cho cuộc chiến cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài trên sân nhà.

Trong năm qua, tài sản của ông Vượng tăng vọt khi giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup liên tục lập đỉnh mới trên thị trường chứng khoán. Hồi đầu tháng 3, giá VIC khoảng 95.000 đồng/cổ phiếu thì đến nay đã vượt 130.000 đồng/cổ phiếu, mức tăng hơn 35%.

Khi BĐS hụt hơi, hàng ngàn dự án đắp chiếu, kéo theo là nhiều “đại gia” vênh vang một thời giờ nằm co chờ ngày phá sản, thì hàng chục “siêu dự án” được “made by Vingroup” vẫn không chậm tiến độ một ngày, vẫn tấp nập người mua, các công trường vẫn ầm vang tiếng máy và Vingroup thì ngày càng phát đạt, toan tính chuyện xa hơn.

Mới đây, Vingroup đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất ô tô tại Cát Hải- Hải Phòng để hiện thực hóa giấc mơ ô tô của người Việt với thương hiệu mang tên Vinfast tổng vốn điều lệ 3000 tỷ đồng, và sắp tới sẽ là kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh mang tên Vsmart.

Từ những  “những gói mì kỳ diệu” MIVINA, đến nay, Vingroup đã trở thành tập đoàn kinh tế đa nghành hàng đầu Việt Nam đưa thương hiệu Việt xứng tầm thế giới.

»»»Bài viết liên quan : Tiểu sử chủ tịch Vingroup- Phạm Nhật Vượng

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không VietJet (VJC)

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam á, và cũng được biết đến là người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không VietJet (VJC)

Bà  Phương Thảo sinh năm 1970 (Canh Tuất)  trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với bản thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm.

Từ khi còn là sinh viên đại học năm 2, bà Thảo đã nhận buôn bán các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng từ các nhà cung cấp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông rồi phân phối ra thị trường tiêu dùng Nga. Với công việc này, bà kiếm được 1 triệu USD chỉ trong vòng 3 năm đầu tiên. Không dừng lại ở đó,  bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…

Bà Thảo bắt đầu kinh doanh vào khoảng năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ hai ngành tài chính và kinh tế ở Moscow. Lúc đầu, khi số vốn còn ít ỏi, bà nhận các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, rồi bán ở Nga trong những năm trước khi Liên Xô tan rã. Trong vòng 3 năm kinh doanh đầu tiên, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD. Sau đó, bà chuyển sang buôn thép, máy móc, phân bón và các mặt hàng khác.

Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn thành lập ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB – 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJer và Dragon City (Phú Long) – dự án bất động sản rộng 64 ha ở tp Hồ Chí Minh. Hiện bà đang giữ cương vị là tổng giám đốc của ‪‪Công ty Cổ phần Hàng không VietJet‬​ Air; Phó chủ tịch Sovico Holdings; Phó chủ tịch HD Bank; Chủ tịch Hội đồng thành viên Hướng Dương Sunny.
»»»Bài viết liên quan : Điều chưa biết về CEO Vietjet Air bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Tháng 3/2017, Fobes gọi  bà là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Đông Nam Á với khối tài sản dòng khi ấy là 1,2 tỷ USD.

“Bà là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam. Bà đưa vào hoạt động hãng hàng không này từ năm 2011 và ngay lập tức gây được sự chú ý lớn khi tung ra các chương trình quảng cáo gắn liền với những cô gái mặc bikini”. Vừa qua,  Vietjet đã lọt top 5 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất năm 2018 và dẫn đầu tốc độ tăng trưởng trong các hãng hàng không Việt Nam.

Dưới sự tăng trưởng thần tốc của VIC, khối tài sản của CEO Vietjet Air ngày càng phình to. Bà Thảo có trong tay 168,5 triệu cổ phiếu VJC tức 24,854 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Đến đầu 2018, con số này tăng vọt lên 3,1 tỷ USD. Bà được tạp chí Forbes  đánh giá là người giàu thứ 2 Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup. Đây cũng là lần đầu tiên trong 3 năm qua, một nữ doanh nhân lọt top những người giàu nhất sàn chứng khaons sau nhiều năm nam doanh nhân chiếm thế độc tôn bởi lần gần nhất là năm 2012 khu ngôi vị này gọi tên bà Phạm Thu Hương, vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Qua những khó khăn ban đầu với áp lực cạnh tranh từ ông lớn Việt Nam Airline và con mắt nghi ngờ của thị trường, cho đến nay, hãng hàng không Việt Jet Air hiện đang chiếm 41,3% thị phần vận chuyển hành khách nội địa và có sự tăng trưởng ngoạn mục, ghi nhận lãi kinh doanh ngay trong năm thứ 2 cất cánh.

TÔI CHỈ NGHĨ MÌNH NÊN LÀM GẤP 3 LẦN NGƯỜI THƯỜNG, VÀ NẾU KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG SẼ BẰNG LÒNG“- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group.

Trịnh Văn Quyết (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975) là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD.Tuy ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 2 tỉ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam (tháng 3 năm 2017) nhưng không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD và vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này.

Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group.

Ông Quyết sinh ra trong một gia đình công chức nghèo tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Ngay từ khi còn là một chàng thiếu niên trẻ, Trịnh Văn Quyết đã có máu đam mê kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Quyết vào TP HCM học sửa chữa điện tử và nuôi ước mơ vào Đại học.

Sau 2 năm làm thợ sửa chữa, tranh thủ học vào buổi tối, hè năm 1996, chàng trai nghèo quê Vĩnh Phúc liền lúc nhận giấy báo trúng tuyển vào 3 trường đại học. Ông quyết định chọn đại học Luật Hà Nội để theo học.

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chàng trai với dáng người mảnh dẻ đã có đam mê kinh doanh. Năm thứ 2 đại học, ông buôn bán điện thoại và mở văn phòng gia sư. Người anh cả không những đủ trang trải cuộc sống mà còn lo được cho các em ăn học và tích lũy vốn sau này.

Năm 1999, sau khi ra trường, ông Quyết thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SmiC. Năm 2004, ông là Trưởng Văn phòng Luật sư SmiC.

Ông nổi lên qua các vụ Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu USD tiền đền bù đất ở Hưng Yên; vụ giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005 …

Nhờ các mối quan hệ có được với những khách hàng thường xuyên là tổ chức, doanh nghiệp, công ty SmiC đã giúp ông Quyết có số vốn ban đầu để kinh doanh ở lĩnh vực khác, đặc biệt bất động sản.

Năm 2008, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng, năm 2010 chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC. Ông Trịnh Văn Quyết là một trong ba cổ đông sáng lập của của công ty này.

Năm 2011, FLC tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đây quy mô của công ty đã tăng trưởng nhanh chóng và giúp vị chủ tịch Trịnh Văn Quyết trở nên nổi tiếng trên thương trường với biệt danh Luật sư kinh doanh.

Đánh dấu sự đi lên của tập đoàn FLC cũng như ông Trịnh Văn Quyết là gắn liền với dự án FLC The Landmark Tower. Khu đất rộng 4.500m2 nằm ở đường Lê Đức Thọ (Mỹ Đình II, Hà Nội). Từ một vùng đất trũng, đầy cỏ dại, ông Quyết đã gây dựng FLC Landmark Tower với tất cả vốn liếng có được. Tòa nhà này sau đó đã được xây dựng trở thành  một tòa nhà phức hợp, 32 tầng, gồm cả khu căn hộ và văn phòng cho thuê. Riêng tiền bán căn hộ tại đây, FLC thu về 575 tỷ đồng vào năm 2012.

“TÔI QUAN NIỆM DỪNG LẠI LÀ THẤT BẠI, KHI MÌNH THẤY VIỆC MÀ KHÔNG LÀM TỨC LÀ MÌNH GIÀ CỖI RỒI”– TRỊNH VĂN QUYẾT.

Vốn điều lệ của FLC đã tăng 73 lần từ mức 18 tỷ đồng năm 2008, và tổng tài sản tăng lên đến 112 lần. Năm 2013 doanh thu của tập đoàn này đạt trên 1.744 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 144,8 tỷ đồng, tăng khoảng 400% so với cùng kỳ năm trước.  Sự phát triển của FLC cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tính đến cuối năm 2015, tổng số lao động làm việc tại Tập đoàn là trên 3.000 người.

Sự tăng trưởng thần kỳ của FLC được Forbes nhận xét “là câu chuyện hiếm trong giới đầu tư bất động sản”

Hiện nay, vốn điều lệ của tập đoàn FLC còn phụ thuộc vào doanh thu bán hàng từ kinh doanh thép xây dựng và inox cho nhiều công ty lớn. Ngoài bất động sản, FLC đã đầu tư thêm vào các lĩnh vững khác như thương mại, giáo dục, sản xuất giấy và gần đây nhất là hàng không với thương hiệu Bamboo Air sẽ bắt đầu cất cánh vào cuối năm 2018.

Đây là hãng hàng không do FLC thành lập và sở hữu 100% vốn, được định vị như hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines và cũng sẽ có cả những dịch vụ siêu cao cấp hơn truyền thống và cả những dịch vụ giá rất rẻ như phục vụ những chuyến bay miễn phí đến các khu nghỉ dưỡng FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết sở hữu hơn 93 triệu cổ phiếu FLC (Công ty CP Tập đoàn FLC) và gần 280 triệu cổ phiếu ROS (Công ty CP Xây dựng Faros). Tính đến tháng 10/2017, tổng giá trị 2 cổ phiếu FLC và ROS mà ông Quyết sở hữu là trên 22.674 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. Trong đó, giá trị số cổ phiếu FLC là 561 tỷ đồng và giá trị ROS là 22.113 tỷ đồng.

Trong một bài phỏng vấn ông Quyết từng nói: “GIA ĐÌNH TÔI VỐN LÀ CÔNG CHỨC NGHÈO, TÔI CŨNG KHÔNG CÓ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ SÂU RỘNG…ĐỂ XIN- CHO, VẬY GIÀU LÊN NHỜ GÌ THÌ MỌI NGƯỜI CỨ ĐÁNH GIÁ”

Gia cảnh nghèo, đi lên từ hai bàn tay trắng và xuất thân từ một luật sư, thời điểm hiện tại là tỷ phú đô la thứ 2 sàn chứng khoán, ông Quyết đã trở thành hiện tượng ở Việt Nam.

Vua thép Trần Đình Long

Ông Trần Đình Long là một doanh nhân khá kín tiếng trên thương trường và người ta thường chỉ được gặp ông 1 năm 1 lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

Vua thép Trần Đình Long

Ông Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Xuất thân từ một miền quê nghèo khó ở Hải Dương, cậu sinh viên mê toán học với khát khao làm giàu đã bôn ba khắp chốn trong ngoài nước

Ông lấy bằng Cử nhân tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1986. Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về.

Sang năm 1993, ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để nhập hàng. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Năm 1994, khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…

Sang năm 1993, ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để nhập hàng. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Năm 1994, khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…

“Lúc đó và kể cả bây giờ, Thép Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức … rất nhiều. Một số công ty, máy móc chẳng có gì liên quan đến các nước Mỹ, Hàn, Nhật, Pháp… nhưng lại sính ngoại lấy tên như thế.

Mình thì mua máy móc mới tinh của nước ngoài nên lúc đầu cũng định lấy tên ghép như vậy nhưng sau nhận thấy hàng Việt Nam cũng rất đáng để tự hào, thế là chọn “Hòa Phát” (với nghĩa Hòa hợp & Phát triển – PV) để đổi tên cho các công ty, thống nhất một thương hiệu và đến năm 2007 thì Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ra đời. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn”.- Ông Long phát biểu.

Khoảng năm 1996, công ty thiết bị phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn, do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan.

“THÉP NHƯ CHẢY TRONG TỪNG HUYẾT MẠCH, CÓ TRONG TỪNG TẾ BÀO”

Sau 8 năm bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, phải đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát.

Khẳng định vị thế doanh nghiệp thép số 1 trên thị trường, năm 2017, Hòa Phát xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016.

Cả hai dòng sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là thép xây dựng và ống thép đều dẫn đầu thị trường, với thị phần lần lượt là gần 24% và 26,4%.

Trong hơn 10 năm qua, doanh thu Hòa Phát đã tăng trưởng tới 10 lần. Năm 2007, doanh thu ở mức 5.734 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đã là gần 47.000 tỷ đồng, lợi nhuận cao kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng.

Như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nội thất, điện lạnh, nông nghiệp, tôn mạ và vừa tiếp nhận siêu dự án thép trị giá 3 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

Ông Trần Đình Long hiện nắm giữ 382 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát. Năm 2017 vừa qua, giá cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt đã nâng tài sản của ông Long trên thị trường chứng khoán lên 1,3 tỷ USD. Đây có lẽ cũng là căn cứ Forbes đưa tên ông vào danh sách tỷ phú đô la thế giới.Đây cũng là điều đặc biệt bởi lần đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam có một người làm trong ngành công nghiệp được lọt top người giàu của thế giới.

“MÌNH THÍCH THÌ MÌNH LÀM THÔI”– TRẦN ĐÌNH LONG

Mặc dù nằm trong danh sách tỷ phú Đô la của thế giới, thế nhưng ông chủ Hòa Phát vẫn giữ nguyên phong thái giản dị thường nhật. Không sở hữu siêu xe như các đại gia khác, ông Long chỉ có đúng một chiếc xe duy nhất , gắn bó cả chục năm.Mọi sinh hoạt của ông cho tới hiện tại vẫn bình thường, không có gì xáo trộn. Ông Trần Đình Long còn hóm hỉnh: “Tôi làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!”.

Trong suốt nhiều năm qua, dù công việc bận rộn, “ông vua” thép Hòa Phát vẫn giữ thói quen cà phê, trà đá vỉa hè với bạn bè. Những buổi cà phê của ông với những người bạn thân thiết suốt 20 năm qua không diễn ra ở những quán hàng sang chảnh, tủ kính hòa nhoáng mà vẫn luôn là quán cà phê quen thuộc bên bụi tre giản dị.

Không chỉ dành thời gian cho bạn bè, gia đình cũng là ưu tiên số 1 với ông Long. Có người bận rộn không còn thời gian đi du lịch nhưng như ông Long thì mỗi năm phải đi ít nhất 4 lần và lúc nào cũng đi với cả gia đình.

Ông Long thừa nhận: “Tôi là một người theo chủ nghĩa bình thường, sống cuộc sống rất bình thường. Tôi không có thói quen 2 tai nghe 2 chiếc điện thoại đâu. Buổi sáng tôi vẫn phải ăn sáng, uống cà phê rồi mới đi làm. Chiều làm xong đi tập thể thao. Buổi tối trừ các trường hợp rất đặc biệt, còn lại tôi không tiếp khách, không nhậu, ăn đủ 365 bữa cơm tối ở nhà”.

Về sở thích cá nhân lúc rảnh rỗi, ngày còn trẻ, ông Long đọc rất nhiều các tác phẩm văn học cổ điển, những cuốn truyện trinh thám để giải trí. Hiện nay, công việc quá bận rộn, thời gian rảnh còn lại thì ông dành cho thú vui xem phim truyền hình tâm lý xã hội, “nhưng phải là mấy phim hay của nước ngoài ấy”.

Những người từng tiếp xúc với ông vua thép đều có chung một cảm nhận rằng đó là một người đang tin cậy, dân dã xuề xòa và chia sẻ rất thật. Một người đã nói là làm, đã làm là làm đến cùng một cách đường hoàng…

Trần Bá Dương- Chủ tịch ô tô Trường Hải.

Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Huế. Ông là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh

Trần Bá Dương- Chủ tịch ô tô Trường Hải.Lần đầu tiên được ghi nhận trong danh sách tỉ phú thế giới của Forbes, ông Trần Bá Dương cùng gia đình sở hữu khối tài sản ròng lên tới 1,8 tỉ đô la Mỹ, tính đến thời điểm ngày 06.03.2018, xếp hạng 1.339 trong danh sách. Ông Trần Bá Dương là người sáng lập, Chủ tịch CTCP ô tô Trường Hải (THACO) – doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam.. Ông Dương đang được xem là tỷ phú thực thụ. Nếu Thaco niêm yết trên sàn chứng khoán, nhiều tài sản sẽ phát lộ và ông Dương có thể sánh cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải tiền thân là Công ty TNHH ôtô Trường Hải được thành lập vào ngày 29.4.1997, trụ sở chính đặt tại số 19 đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch HĐQT Thaco.

Thaco chủ yếu là bán xe, sau đó dần lắp ráp xe cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành hãng ôtô lớn nhất Việt Nam, với 32% thị phần.

Hiện tại, Thaco có gần 415 triệu cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lên gần 4.150 tỷ đồng. Giá cổ phiếu THA của Thaco trên thị trường tự do (OTC) hiện khoảng 150.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Thaco đạt gần 2,8 tỷ USD.Hiện ông Dương đang sở hữu 28 triệu cổ phiếu THA, tương đương 7,95% vốn điều lệ của Thaco.

Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco), ông Dương còn kiêm tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Đại Quang Minh. Ngoài ra, ông Dương còn là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Trân Oanh.

Cũng giống như nhiều tỷ phú khác, ông Trần Bá Dương cũng đã phát triển sang lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam: nông nghiệp. Nhưng khác với các đại gia khác, ông Trần Bá Dương sẽ tập trung vào mảng máy nông nghiệp. Cụ thể, Thaco lấy cơ khí và ô tô làm chủ đạo.

Ngoài khối tài sản từ Thaco, “ông vua ô tô Việt” Trần Bá Dương còn sở hữu trực tiếp và gián tiếp cổ phần tại Công ty cổ phần Đại Quang Minh.  Hiện tại Đại Quang Minh đang hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (theo hình thức hợp đồng BT) và đầu tư xây dựng hạ tầng Khu đô thị Sala trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đại Quang Minh hiện đang nắm khối tài sản bất động sản khá lớn.

Ông Trần Bá Dương và ông Trần Đình Long. Cả hai ông đều có xuất phát điểm và đi lên từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Sự chuyển dịch ngành nghề theo hướng sản xuất của các tỷ phú Việt Nam cho thấy dấu hiệu hết sức tích cực bởi lịch sử phát triển của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, … thoát khỏi nghèo khó và đi lên cường thịnh đều nhờ sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Khi nhìn sang bản đồ tỷ phú Forbes của nước bạn là Thái Lan, hiện có khoảng 28 tỷ phú đô la được Forbes công nhận trong top những người giàu nhất thế giới. Họ có lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng, phần nhiều là lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống, bán lẻ và một số ngành tài chính ngân hàng, chỉ khoảng 1/5 số tỷ phú trong đó có liên quan đến bất động sản. Các tập đoàn kinh tế tư nhân bắt đầu  chuyển đổi và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là quyết định mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp, việc đa dạng hóa như vậy sẽ lại khiến người giàu nhất trở nên giàu có hơn trong tương lai.

Theo Chang Phan.

Thành phố siêu sạch trị giá 14 tỷ USD ở Philippines
Thị trường hàng hóa ngày 21/6: Cao su, đường phục hồi trong khi vàng, kim loại cơ bản, sữa vẫn rớt giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…