+5 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2018


1537 lượt xem

Ngày 15/6/2018 Tổng Thống Mỹ Donal Trump công bố áp thuế 50 tỷ USD lên hàng hóa từ Trung Quốc, cuộc đua thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức ” khai hỏa “. Đây chỉ là một trong những sự kiện nổi bật nhất của kinh tế thế giới năm vừa qua. Cùng chúng tôi điểm qua các sự kiện tiêu biểu của nền kinh tế thế giới vào năm 2018.

1Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc

Trên Twitter cá nhân Tổng thống Donal Trump đã chia sẻ " Thuế quan là thứ vĩ đại nhất "
Trên Twitter cá nhân Tổng thống Donal Trump đã chia sẻ ” Thuế quan là thứ vĩ đại nhất “

Tổng thống Mỹ Donal Trump đã viết trên twitter cá nhân như sau: Thuế quan là thứ vĩ đại nhất! Nếu đối xử bất công với Mỹ thì hoặc ngồi lại đàm phán một thỏa thuận công bằng hoặc là bị áp thuế… Ngay lập tức phát ngôn của ông Trump đã gây bão toàn MXH và nhận được nhiều phản hồi gây tranh cãi.

Ngay lập tức phía Trung Quốc đã có những đòn đáp trả về phía Mỹ bằng đòn đáp trả tương đương. Ngày 17/09/2018 Mỹ gia tăng sức ép khi áp thuế thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Một ngày sau Trung Quốc cũng áp thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung chỉ tạm lắng xuống khi Tổng thống Mỹ có cuộc gặp gỡ trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G20 đầu tháng 12/2018 vừa qua. ” Chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán ngay lập tức về việc thay đổi cấu trúc liên quan tới chuyển giao công nghệ sở hữu trí tuệ ” Tuy nhiên cuộc chiến căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa dừng lại nếu như cả hai ” ông lớn ” không có dấu hiệu ” hạ nhiệt “.

Rõ ràng là câu chuyện thống trị bức tranh kinh tế thế giới 2018 không gì khác chính là quan hệ hợp tác giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ – Trung Quốc. Mối quan hệ này được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục ” làm khổ ” thị trường trong năm tới nhất là khi Tổng Thống Mỹ Donal Trump đã tự hào tuyên bố rằng: Ông đến bàn đàm phán không phải với tư cách là một nhà ngoại giao mà là một Tariff Man một siêu nhân dùng sức mạnh thuế quan để gây sức ép với Trung Quốc “.

Lại thêm một dòng trạng thái trên Twitter cá nhân của ông Trump " gây bão "
Lại thêm một dòng trạng thái trên Twitter cá nhân của ông Trump ” gây bão “

Tiếp đó ông Trump lại tiếp tục có những phát ngôn ” gây bão ” trên trang Twitter cá nhân: ” Tôi là một người theo chủ nghĩa đánh thuế, nếu bất cứ cá nhân hay quốc gia nào muốn đến để làm giàu trên lưng người Mỹ. Thì họ sẽ phải trả một cái giá xứng đáng, đó mới là sáng kiến khiến nước Mỹ kiếm hàng tỷ đôla. Hãy làm nước Mỹ giàu có trở lại nào “.  Sau đó Tổng thống Mỹ được giới truyền thông gọi là ” Ông thuế quan ” ( Tariff Man ).

Qủa thật là Tổng thống Mỹ Donal Trump có khả năng khiến cho cả thị trường ” nín thở ” với mỗi dòng chia sẻ trên trang cá nhân Twitter của ông.

2Cuộc chiến mạng 5G

Cuộc chiến mạng 5G
Cuộc chiến mạng 5G

Mạng 5G được cho là sẽ khắc phục triệt để những khiếm khuyết của 4G/ LTE, đặc biệt là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh đạt tới 20 GPs ( gấp 20 lần so với 4G ). Nhờ đó, người dùng có thể xem trực tuyến video ở cấp độ ” 8K ” với định dạng 3D, kết nối thiết bị thực tế ảo ( VR ) gần như không có độ trễ,…

Mạng 5G sẽ sử dụng bước sóng mm, quang phổ tín hiệu RF giữa các tần số siêu cao 20GHz và 300GHz, có thể truyền tải khối lượng lớn dữ liệu với tốc độ cao. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm không truyền xa, khó xuyên tường, vượt chướng ngại vật… các nhà mạng đã phải sử dụng một lượng lớn antena có cùng độ phủ sóng như 4G hiện nay.

Theo số liệu mới nhất của Deloitte thì Trung Quốc đã xây dựng hơn 350.000 tháp sóng – cơ sở hạ tầng quan trọng của mạng 5G, trong khi Mỹ mới chỉ có chưa đến 30.000 tháp ( 11% ). Vì thế, theo dự báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á có thể tạo ra ” cơn sóng thần 5G “, đây cũng là một trong những lý do Mỹ quan ngại trước nguy cơ không thể bắt kịp.

Chiến dịch ” Made in China 2025 ” của Trung Quốc đã có những bước tiến nhanh trong lĩnh vực 5G. Vfa một trong những yếu tố quan trọng nhất cho việc triển khai 5G là lắp đặt các cột tháp không dây được phân chia đầy đủ ở các khu vực tập trung đông dân cư. Trong khi Trung Quốc xây dựng được 14 cột/ 10.000 dân thì Mỹ chỉ mới đạt khoảng 5 cột/ 10.000 dân. China Tower – nhà điều hành cột tháp di động Trung Quốc đã xây được 460 cột tháp/ ngày trong năm 2017.

Nếu như trước đây Mỹ có phần thắng thế trong cuộc chiến 4G, thì hiện nay Mỹ lại thiếu lộ trình trong việc phân bổ tần số. Hiện nay 2 ” ông lớn ” Intel và Qualcomm đang hợp tác cùng phát triển công nghệ 5G để đuổi kịp với Trung Quốc và Hàn Quốc ( 2 nước đi đầu trong ứng dụng công nghệ 5G ).

Chính vì thế mà Washington đã có những đối sách để chống lại nguy cơ mạng 5G của Bắc Kinh vượt mặt Mỹ. Được biết, ngay từ hồi đầu năm 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn cản thương vụ Broadcom mua Qualcomm sau khi quan chức Mỹ cảnh báo giao dịch có thể mang lợi thế lớn về 5G cho Trung Quốc.

Nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T đang chia sẻ và triển khai công nghệ 5G tại một số thị trường vào cuối năm 2018, trong khi Bắc Kinh dự kiến sử dụng 5G trên diện rộng từ năm 2020. Tất cả hãng viễn thông nước này cũng cam kết đáp ứng khung thời gian nói trên.

Theo quan điểm của Declan Ganley – CEO công ty viễn thông Rivada Networks: ” cuộc đua ai sẽ định hình và kiểm soát mạng 5G ” chính là một phần của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hiện nay. Công nghệ này có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược, đóng vai trò quan trọng hơn cả các tuyến vận tải đường biển hay kiểm soát vùng trời.

Theo nhận định của Ganley, mô hình phân phối tần số cho các nhà mạng di động của Mỹ thông qua đấu thầu quang phổ ( spectrum ) và quy trình đấu giá do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) tổ chức đang tỏ ra không hiệu quả bởi mặt trái của lợi nhuận đã hạn chế đầu tư cho sáng tạo.

Trong khi ở Trung Quốc, chỉ có 2 đến 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhận được sự hậu thuẫn cực mạnh từ Chính phủ, sẽ tiếp tục đầu tư cho sáng tạo, khiến họ có lợi thế để vươn lên dẫn trước các công ty viễn thông Mỹ trong cuộc đua 5G. Vì thế, Theo ông Ganley nếu Mỹ cũng làm như vậy thì Washington có thể vượt qua Trung Quốc trong công nghệ 5G.

Theo giới chuyên gia dự báo đến năm 2035 công nghệ 5G có thể tạo ra 12.300 tỷ USD cho GGP toàn cầu.

Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là cuộc chiến mạng 5G có một bước chuyển mình lớn
Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là cuộc chiến mạng 5G có một bước chuyển mình lớn

Đặc biệt mới tháng 12 vừa qua, bà Mạnh Vãn Chu – giám đốc tài chính của Huawei ( CFO ) đã bị bắt ở Canada theo yêu cầu dẫn độ từ Mỹ. Mà trong đó Huawei được coi là ” con cưng ” của chính phủ Trung Quốc và nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước Trung Quốc. Việc dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ – Trung đặc biệt là ảnh hưởng đến cuộc chiến mạng 5G.

Theo quan sát của Kelsey thì nội các của ông Trump đã có những dấu hiệu ủng hộ một chính sách như vậy. Cuộc đua 5G đang chuyển biến rất nhanh và Mỹ có thể phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nếu không muốn thua cuộc trước Trung Quốc. Cuộc đua 5G đang có những biến chuyển hết sức nhanh và Mỹ phải nhanh chóng có những chính sách áp dụng mới nếu không muốn thu cuộc trước Trung Quốc.

3Thị trường chứng khoán biến động khôn lường

Với những biến động mạnh mẽ diễn ra trong cả năm qua, thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2018 đã chứng kiến những sự thay đổi mới. Chứng khoán toàn cầu năm 2018 đã đi vào xu thế giảm tốc với nhiều phiên biến động mạnh, diễn biến tăng giảm đan xen giữa các tháng nhưng mức độ giảm diễn ra nhiều hơn. Đặc biệt, thị trường ghi nhận những phiên điều chỉnh mạnh trong tháng 2 và tháng 10 trước tác động của các biến động kinh tế, địa chính trị trên toàn cầu.

Thị trường chứng khoán 2018 có nhiều biến động khôn lường
Thị trường chứng khoán 2018 có nhiều biến động khôn lường

Đối với Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng đi theo xu thế chung của chứng khoán toàn cầu. Các chỉ số chủ chốt trên thị trường giảm điểm khá mạnh trong quý I, hồi phục trong quý II và quý III nhưng tiếp tục biến động mạnh trở lại trong quý IV. Nhìn chung, thị trường chịu sự chi phối trước tác động của các sự kiện chính trị, như việc gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, hay xu thế thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.

Có thể nói sau 11 tháng, cả 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ vẫn duy trì đà tăng điểm so với cuối năm trước nhưng mức tăng chỉ chưa bằng 1/3 so với mức tăng của năm 2017. Trong đó chỉ số Dow Jones đạt mức tăng 3,86%, Nasdaq tăng 3,87%, S&P 500 tăng 7,09%.

Trong năm 2018 vừa qua đã chứng kiến 2 đợt điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 2 và tháng 10. Vào ngày 5/2/2018, S&P 500 đã rớt – 4.1%, kéo theo chỉ số MSCI EM Index ngày hôm sau giảm -2.74% còn trong ngày 10/10 vừa qua, S&P 500 đã rớt -3.29%, kéo MSCI EM Index giảm -3.15%. Việc trong 1 năm xảy ra 2 đợt sụt giảm mạnh là điều ít thấy tại Mỹ.

Đối với thị trường chứng khoán Châu Âu

Chứng khoán châu Âu diễn biến kém tích cực hơn thị trường chứng khoán Mỹ. Các chỉ số chủ chốt giảm điểm trong quý I, hồi phục trở lại trong quý II, biến động trong quý III và tiếp tục hình thành xu hướng giảm mạnh trong quý IV.

Về các yếu tố chi phối diễn biến trên thị trường, bên cạnh những tác động bên ngoài thì còn xuất phát từ triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm trong khu vực và những vấn đề chính trị trong nội khối. Thị trường chứng khoán Đức đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất, tiếp theo là các thị trường Anh, Italia, Pháp.

Cụ thể, chỉ số DAX của Đức giảm 13,,03%; FTSE 100 của Anh giảm 9,01%, FTSE Italia giảm 12,2% và CAC 40 của Pháp giảm 5,19%. Với diễn biến như vậy, chỉ số Euro Stoxx toàn khu vực qua 11 thán đã giảm 9,2% so với cuối năm ngoái.

Đối với thị trường chứng khoán Châu Á

Chỉ số Shanghai của Trung Quốc giảm mạnh 23,21% trước những diễn biến kém tích cực về kinh tế-chính trị của Trung Quốc và một lượng vốn lớn vẫn đang có xu hướng thoái mạnh ra khỏi thị trường lục địa. Một số chỉ số chủ chốt khác cũng giảm điểm mạnh như chỉ số HangSeng của Hồng Kông giảm 10,49%, Kopsi của Hàn Quốc giảm 14,78%…

Về tương lai của thị trường chứng khoán có nhiều chuyên gia cho rằng sau nhiều đợt sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Các chỉ số chứng khoán sẽ ngừng rơi nhờ triển vọng lạc quan đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ và những chuyển biến tích cực trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc – Mỹ.

Phó trưởng bộ phận thị trường mới nổi – ông Sacha Tihanyi tahi TD Securities đã chia sẻ, mặc dù nwhnxg chuyển biến trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung vẫn còn đó và các nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng trong ngắn hạn. Một số vấn đề lớn không phải có thể dễ dàng giải quyết trong ngắn hạn.

Như vậy, trong một bối cảnh mà các sự kiện địa chính trị vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, thì không phải dễ dàng để có thể đưa ra những nhận định chính xác về xu hướng diễn biến của thị trường trong thời gian tới.

4Giới công nghệ  phải đối mặt với điểm yếu của chính mình

Nếu có thể nói về giới công nghệ trong năm 2018 thì chúng ta phải nhắc đến những thành tựu, những kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử của giới doanh nghiệp Mỹ đang có những cái tên chạm đến thành tích có giá trị vốn hóa thị trường đạt 1.000 tỷ USD đó là Apple vào ngày 2/8/2018. Sau đó khoảng 1 tháng Amazon cũng vinh dự góp mặt vào cuộc đua nghìn tỷ. Đáng nói là cả 2 cái tên đều thuộc ngành công nghệ.

Nhưng đây chỉ là số ít những điểm sáng hiếm hoi và hậu quả đến từ chính sách tăng trưởng quá nóng, thiếu minh bạch đã khiến cho nhiều tên tuổi bị nhận những bài học đắt giá.

Người đứng đầu Google - Sundar Pichai
Người đứng đầu Google – Sundar Pichai

Năm 2018 còn là năm của những tên tuổi lớn nhất làng công nghệ đã có những cú xảy chân đau đớn. Nếu có một điểm hẹn giữa các ” ông lớn ” cho năm 2018 đó chắc chắn là ” chiếc ghế nóng ” này. Trong cùng một năm người đứng đầu Facebook, Google, Twitter đều lần lượt ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân và quyền lợi người dùng.

  • Người đứng đầu Facebook – Mark Zuckerberg: Đó là sai sót lớn, lỗi của tôi và tôi xin lỗi.
  • Người đứng đầu Twitter – Jack Dorsey: Chúng tôi tự nhận thấy đã không sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ để giải quyết những vấn đề ngày càng lớn dần.
  • Người đứng đầu Google – Sundar Pichai: Tôi lãnh đạo công ty với tâm thế nói không với lĩnh vực chính trị.
Người đứng đầu Facebook - Mark Zuckerberg đã có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ
Người đứng đầu Facebook – Mark Zuckerberg đã có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ

Dù thế nào Facebook vẫn là kẻ tội đồ lớn nhất khi cho phép bên thứ 3 là Công ty Cambridge Analytica – một công ty dữ liệu, được quyền sử dụng thông tin người dùng trong chiến dịch bầu cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump với hơn 87 triệu thông tin cá nhân của người dùng mà không có được sự đồng ý của họ. Công ty này đã khai thác thông tin của hơn 87 triệu tài khoản, gần 30 triệu người dùng đã bị đánh cắp thông tin trong một vụ tin tặc tồi tệ chưa từng có trong lịch sử. Từ đó cơn bão ” Delete Facebook ” trong cộng đồng mạng nhanh chóng bùng nổ xuất phát từ những người dùng đã mất hết kiên nhẫn.

Mark Zuckerberg sẽ có nhiều việc phải làm hơn là tỏ ra hối lỗi, bê bối ” chồng ” bê bối, Facebook đã lập 1 kỷ lục bất đắc dĩ là đánh bay 120 tỷ USD vốn hóa trong ngày, tụt xuống hàng công ty có cổ phiếu tồi tệ nhất.

Có thể điểm qua những vụ bê bối nặng nề của giới công nghệ trong năm 2018 vừa qua, cụ thể như sau:

  • Tháng 2: Uber và Waymo đưa nhau ra tòa vì những bí mật thương mại bị đánh cắp liên quan đến công nghệ xe tự lái.
  • Tháng 3: Hợp đồng Maven của Google Project Project hợp tác với Bộ Quốc phòng về công nghệ AI được tiết lộ.

Facebook thông báo 87 triệu người dùng đã bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối Cambridge Analytica.

  • Tháng 4: Mark Zuckerberg được gọi tới Washington để làm chứng trước Quốc hội.
  • Tháng 7: Google bị phạt mức kỷ lục 5 tỷ USD vì lạm dụng sự thống trị của hệ điều hành di động Android.
  • Tháng 9: CEO Tesla Elon Musk phải trả 20 triệu USD để giải quyết vụ kiện với SEC sau câu tweet “vu vơ”

Facebook thông báo bị hack kho dữ liệu cá nhân của 29 triệu người dùng

  • Tháng 10: Google che giấu lỗ hổng bảo mật của mạng xã hội Google+, ảnh hưởng dữ liệu cá nhân của 500.000 người dùng

Google trả 90 triệu USD cho nhà sáng lập Android – Andy Rubin trong vụ án liên quan tới xâm phạm tình dục

WhatsApp Brazil được sử dụng để chia sẻ các tuyên truyền sai lệch, tin nhắn rác và trò lừa bịp trước cuộc bầu cử Tổng thống gây tranh cãi của đất nước.

  • Tháng 11: Hàng ngàn nhân viên Google trên toàn thế giới tổ chức biểu tình phản đối việc xử lý các trường hợp sai trái tình dục của công ty

Đây chỉ là những vấn đề tiêu biểu trong một loạt các vụ scandal đình đám, khiến nhiều người thậm chí cả các chuyên gia nhìn nhận 2018 là một trong những năm ” đen tối ” nhất trong lịch sử, đối với lĩnh vực công nghệ.

5Liên minh già cỗi như EU, OPEC đối mặt với sự rạn nứt giữa các thành viên

Rạn nứt của Liên minh châu Âu ( EU )

Câu hỏi được đặt ra: Vì sao EU cứ luôn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trong khi khối này vẫn nuôi tham vọng củng cố vị thế toàn cầu? Và mong muốn xây dựng một tầm nhìn toàn cầu nhằm củng cố vị thế của châu Âu trên trường quốc tế… thực tế đang diễn ra ngược lại hoàn toàn.

Câu hỏi là vì sao EU cứ phải luôn đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong khi khối này vẫn nuôi tham vọng củng cố vị thế toàn cầu? Xây dựng một tầm nhìn toàn cầu nhằm củng cố vị thế của châu Âu trên trường quốc tế… thực tế đang diễn ra ngược lại hoàn toàn.

Liên minh Châu Âu ( EU ) đang đứng trước nguy cơ tan rã lớn nhất kể từ khi thành lập đến nay bởi cả yếu tố nội tại và sự công phá từ bên ngoài. Sự lên ngôi của phong trào cực hữu, sự phản kháng của người dân cộng thêm rối rắm kinh tế sau khủng hoảng, cùng với đó là ” vấn nạn ” di cư rình rập hay quan điểm nửa vời về một ” đạo quân ” chung đang khiến EU có nhiều bất đồng quan điểm.

Cùng với đó là nhiều chiến lược đi vào ngõ cụt làm cho nhiều người nghĩ tới việc EU sẽ lụi tàn, tan rã. Tư tưởng muốn rời khỏi EU xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt sau sự việc Brexit của Anh.

Phong trào " áo vàng " nổ ra tại Pháp, cũng báo động khủng hoảng của các nước trong khối ( EU )
Phong trào ” áo vàng ” nổ ra tại Pháp, cũng báo động khủng hoảng của các nước trong khối ( EU )

Trong bối cảnh chiến dịch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2019 đã bắt đầu và các phong trào dân túy trỗi lên mạnh mẽ, các phong trào phản kháng như phong trào ” Áo vàng ” ( tại Pháp ) đang đồng thời diễn ra khiến EU phải đối mặt với hàng loạt thách thức, thậm chí là một cuộc khủng hoảng mới đe dọa sự tồn tại của khối. Hai luồng suy nghĩ của người dân và lãnh đạo EU cùng lúc diễn ra đó là: Kỳ vọng hoặc thờ ơ.

Năm 2014, EU lao đao vì cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, di sản của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Năm 2015, cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát phơi bày sự yếu kém trong các quy định của EU về vấn đề tị nạn.

Cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát ở Liên minh Châu Âu ( EU )
Cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát ở Liên minh Châu Âu ( EU )

Cuộc khủng hoảng này bộc lộ những rạn nứt không thể che giấu của liên minh này, bởi cho tới nay EU chưa thể đưa ra một chính sách chung về vấn đề người tị nạn. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân túy đang diễn ra và giành được sự ủng hộ tại một số nước EU cũng gây nhiều sức ép. Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu trở nên phổ biến ở phạm vi rộng.

Không ít chính trị gia theo xu hướng này đã giành được quyền lực tại Tây Ban Nha, Hungary, Italy hay Áo… và mới nhất là cuộc tổng tuyển cử ở Thụy Điển. Trong khi đó, sự ủng hộ đối với các đảng dân chủ theo chủ nghĩa dân tộc gia tăng khi cử tri ngả sang phe cánh hữu.

Thách thức mới về an ninh tại các nước thành viên EU khiến khối này phải thúc đẩy hành động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hay bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy EU ngày càng tỏ ra ” dễ bị tổn thương “, thậm chí hầu như không có khả năng ” tự bảo vệ ” trước những mối đe dọa an ninh.

EU cũng dường như đang lún sâu vào thế đối đầu với Mỹ bởi những bất đồng giữa hai đồng minh truyền thống hai bờ Đại Tây Dương về hàng loạt vấn đề, từ Iran tới thương mại… hầu như không thể tháo gỡ.

Việc nước Anh rời EU vào cuối tháng 3/ 2019, còn gọi là Brexit đang bộc lộ sự ” thất bại ” của EU. Cuối cùng, mới đây nhất là phong trào ” Áo vàng ” khởi điểm từ nước Pháp và đang lan rộng ở hàng loạt quốc gia EU đặt dấu chấm hết cho những hoài nghi về sự vững mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của khối này.

Để đối phó với những thách thức trên, lãnh đạo EU cho rằng, điều cần nhất là các nước EU cần tái lập lòng tin. Tiếp đó cần củng cố EU về các khía cạnh liên quan đến vấn đề ” chủ quyền ” tạo dựng sức mạnh chung.

Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh tế, cần thực hiện chính sách phát triển bền vững, bảo vệ người dân trước các tác động khắc nghiệt từ nhiều phía. Chỉ có như vậy EU mới tránh được chia rẽ nội bộ, tạo dựng sức mạnh trên trường quốc tế và tránh những thất bại ê chề trong cuộc đua với các cường quốc thế giới.

EU nếu không đủ mạnh sẽ giống như Trung Đông hay Mỹ Latinh, trở thành một chiến trường mà kẻ thua luôn là kẻ bị động, thiếu đoàn kết và bị xé nát.

Qatar rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( OPEC )

Qatar rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( OPEC )
Qatar rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( OPEC )

Sau 57 năm ( gia nhập năm 1961 ) tham gia vào Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ( OPEC ) Qatar đã quyết định rút khỏi liên minh này. Sau sự việc Qatar rời OPEC đã gây nên nhiều tranh cãi, đặc biệt là nghi vấn về sự rạn nứt sau sắc trong OPEC. Với bối cảnh OPEC đang giảm sút vai trò dẫn dắt thị trường dầu mỏ, động thái từ Qatar là lời cảnh báo đối với tổ chức này và được dự báo sẽ tác động thị trường dầu mỏ cũng như khiến cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh khó tìm lối thoát.

Qatar là thành viên của OPEC nhưng cũng đồng thời là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng ( LNG ) nhờ các nhà máy lớn sản xuất tới 77 triệu tấn/ năm. Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công suất sản xuất LNG lên 100 triệu tấn/năm trước khi thị trường khí đốt trở nên chật hẹp vào đầu thập kỷ tới. Qatar tuyên bố tiếp tục sản xuất dầu mỏ, nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất khí đốt, lĩnh vực mà quốc gia vùng Vịnh đang là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Việc Qatar rút khỏi OPEC cho thấy sự chia rẽ trong khu vực ngày càng gia tăng khi quan hệ giữa Qatar với các nước A – rập Xê – út, Các Tiểu vương quốc A – rập thống nhất ( UAE ), Bahrain và Ai Cập rơi vào căng thẳng. Từ tháng 6/ 2017, bốn quốc gia A – rập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa các tuyến vận tải với Qatar do cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ khủng bố. Các biện pháp trả đũa về kinh tế đã được các bên áp dụng, gây ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh kéo dài. Nền kinh tế Qatar cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt.

Tổng hợp

 

Donal Trump, tin tức nổi bật, tin tức quốc tế, Tổng thống mỹ
Mùa giao dịch BĐS cuối 2018 sôi nổi với dự án Him Lam Green Park
Năm 2018 Bắc Ninh hoàn thành tốt mục tiêu đề ra trên nhiều lĩnh vực

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…