Người mua nhà cần lưu tâm tới tiềm lực tài chính của chủ đầu tư


1311 lượt xem

Huy động vốn của khách hàng nhưng lại không triển khai dự án, vẫn có tiền nhưng lại tìm mọi cách gây áp lực không trả tiền, thậm chí ép khách hàng phải bán lại với giá rẻ. Đây là một số chiêu trò gây nhiễu loạn thị trường BĐS trong những năm vừa qua tại một số dự án. Mặc dù hành vi này được cho là thoả thuận dân sự, nếu nhìn nhận dưới góc độ đạo đức kinh doanh thì đây là câu chuyện người mua nhà cần lưu tâm.

Một số dự án treo hàng năm vẫn không được giả quyết

Nộp tiền cho công ty cổ phần quản lí BĐS T.K, thuộc tập đoàn C. từ 3 năm trước để mua căn hộ tại 1 dự án ở Đại Mỗ, Hà Nội, nhưng đến giờ, dự án vẫn chỉ là 1 bãi đất trống. Sự việc trở nên căng thằng khi công ty BĐS T.K không trả lại tiền đã huy động cảu khách hàng, trong khi C.G liên tục phô danh về khả năng cứu thị trường BĐS và tiềm lực tài chính cảu mình.

Trong quá trình giải quyết sự việc, một tình huống bất ngờ xảy ra khi một lãnh đạo của Cengroup đứng ra tự nhận hứa sẽ đòi lại quyền lợi và tiền cho khách hàng, tuy nhiên theo thoả thuận ăn chia giữa công ty và khách hàng.

Theo ông Trần Đức Hiếu, một khách hàng mua dự án này cho hay:” Khi chúng tôi đang biểu tình yêu cầu đơn vị trung gian giải quyết vấn đề này thì  một người đến nói là muốn mua lại giá trị hợp đồng đấy là 80% giá trị hợp đồng của chúng tôi và mời vào quán cafe để giải quyết”.

“Đầu tiên, tôi cũng không nghi ngờ gì cho đến vài hôm sau, khi được 1 nhân viên của Cen mời đến làm việc để thoả thuận tiến độ thanh toán tiếp theo thì tôi mới biết người kia cũng là nhân viên của Cen, chị ta giới thiệu là PGĐ của C.G”

Sự việc trên được khách hàng đưa ra với tập đoàn C.G gần đây, nhưng đã bị lờ đi.

Theo ông Phạm Hữu Cường, đại diện hiệp hội BĐS Việt Nam khằng định: Kiểu mua nợ giống như trên là có xảy ra, mua lại nợ kiểu này không khác gì đi vay 10 đồng nhưng ép người đi vay muốn lấy lại chỉ chấp nhận lấy 7-8 đồng thôi, thậm chí là không được trả lãi. Còn nếu không được đồng ý thì cứ ngồi đấy mà đợi”.

Do khó khăn tài chính, một số doanh nghiệp đã dùng chiêu trên để thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn khoẻ về tài chính mà cố tình tạo ra kịch bản gây khó khăn để khiến khách hàng lo sợ mất tiền phải chấp nhận bán lại nợ với giá rẻ thì cần phải xem lại đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, tự khách hàng sẽ phải đánh giá lại cách làm việc của chủ đầu tư. Vì quá mệt mỏi, nhiều người mua nhà đành chấp nhận chỉ thu về 80% số tiền đã nộp, thua thiệt 20% nhưng rồi cũng chỉ được trả từ 5-10 triệu đồng/tháng. Với kiểu trả tiền nhỏ giọt trên thì không biết bao nhiêu năm nữa những khách hàng này mới lấy lại được hàng tỷ đồng đã trót trao đi không đúng chỗ!

Từ câu chuyện trên, khi đi mua nhà, khách hàng ngoài việc cân đối mức tài chính, cần lưu tâm tới uy tín, chất lượng công trình và cách làm việc của chủ đầu tư để tránh rơi vào tình trạng khóc dở mếu dở như trên…

chủ đầu tư, tiềm lực tài chính
Thị trường bất động sản Việt Nam 2018 sẽ diễn biến ra sao?
Dự án chung cư Bách Việt Areca Garden – Điểm nhấn của bất động sản Bắc Giang 2018

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…