Tỷ phú Xuân Trường và các dự án tâm linh nghìn tỷ đồng


1526 lượt xem

Tại Ninh Bình, chùa Bái Đính đã khiến du lịch tỉnh liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong hơn chục năm trở lại đây. Đối với Hà Nam, chùa Tam Chúc dù rất nhiều hạng mục vẫn đang được gấp rút thi công, nhưng đã đón cả vạn lượt du khách thập phương chỉ trong dịp nghỉ lễ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Tỷ phú Xuân Trường là ai?

Bức ảnh hiếm hoi của Tỷ phú Xuân Trường được giới truyền thông ghi lại ( người áo trắng )
Bức ảnh hiếm hoi của Tỷ phú Xuân Trường được giới truyền thông ghi lại ( người áo trắng )

Ông Nguyễn Văn Trường là doanh nhân sinh năm 1964 tại Ninh Bình. Ông là chủ của nhiều doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó nổi tiếng nhất là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường. Cũng chính vì doanh nghiệp này mà ông còn được gọi với cái tên đại gia Xuân Trường.

Ngoài công ty Xuân Trường, ông còn sở hữu nhiều doanh nghiệp khác như Công ty du lịch Hoa Lư, Khách sạn Hoa Lư, Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tràng An, sân golf Tràng An, khu du lịch hồ Đồng Chương…

Đại gia Xuân Trường là người giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay. Ông nổi tiếng với câu nói: ” Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý “. Với triết lý đó trong hơn chục năm qua, công ty Xuân Trường của ông đã liên tục xây các công trình to lớn, để đời, như là một cách để lưu lại tên tuổi của mình.

Doanh nghiệp Xuân Trường đã và đang tham gia xây dựng nhiều dự án tâm linh tại các tỉnh như: Ninh Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Nguyên,…

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư Khu Du lịch Tràng An – chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư ( Ninh Bình ) với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp của ông đang đầu tư vào những khu du lịch lớn như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc ( Thái Nguyên ) 15.000 tỷ đồn, Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp ( Hải Phòng ) 10.000 tỷ đồng và Khu du lịch Tam Chúc ( Hà Nam ) 11.000 tỷ đồng.

Loạt dự án tâm linh hàng nghìn tỷ đồng

Bái Đính – Tràng An

Toàn cảnh Khu du lịch tâm linh Bái Đính Ninh Bình
Toàn cảnh Khu du lịch Bái Đính Ninh Bình

Khu du lịch Bái Đính – Tràng An được khởi công năm 2006 với số vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.

Trong đó, dự án Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,…

Đến năm 2014, Chùa Bái Đính đã được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép. Đây cũng là ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực như tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Ngoài ra, chùa còn giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn, khu chùa rộng nhất Việt Nam với 539 ha, khu chùa có hành lang La Hán 3 km dài nhất châu Á, khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m, khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam,100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Bái Đính – Tràng An là dự án tâm linh khẳng định tên tuổi của Xuân Trường, và đã thay đổi hoàn toàn diện mạo du lịch tỉnh Ninh Bình. Trước đây, du khách có các lựa chọn gồm Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, Vân Long – kênh Gà thì đến nay, hầu hết đổ dồn về Bái Đính và Tràng An.

Theo thống kê, năm 2007 Ninh Bình đón gần 2,4 triệu khách du lịch thì đến năm 2018 vừa qua đã lên tới 7,3 triệu lượt khách, đem về doanh thu 3.200 tỷ đồng cho tỉnh.

Riêng trong dịp Tết năm 2018, có ngày Bái Đính đón tới hơn 221 nghìn lượt khách và Tràng An có ngày đón hơn 31 nghìn lượt khách.

Tam Chúc – Ba Sao

Phối cảnh tổng thể Khu du lịch tâm linh Tam Chúc - Ba Sao
Phối cảnh tổng thể Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao

Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao được xây dựng với số vốn lên đến 11.000 tỷ đồng.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Veskas năm 2019 ( Đại hội Phật giáo thế giới ) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

Theo giới thiệu của doanh nghiệp Xuân Trường, khu dự án tâm linh này có tổng diện tích lên tới 5.100 ha ( bằng kích thước của gần 300 sân vận động quốc gia Mỹ Đình cộng lại ).

Mới đây, tờ Thời báo Doanh nhân có bài viết về dự án cho rằng, những ngày gần đây về Hà Nam người dân lại rộ lên nỗi lo lắng khi doanh nghiệp này đang triển khai xây dựng hai cổng chốt chặn hai đầu dự án, một đầu ở Hà Nam, một đầu giáp Hà Nội, kiểm soát toàn bộ người ra vào khu vực 5.100ha.

Một góc khu du lịch tâm linh Tam Chúc - Ba Sao Hà Nam
Một góc khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao Hà Nam

Tổng thể khu Tam Chúc được xây dựng chia thành 6 khu chức năng khác nhau, gồm:

  • Khu trung tâm đón tiếp ( tiếp giáp bờ bắc hồ Tam Chúc ): là nơi đón tiếp và cung cấp thông tin hướng dẫn cho du khách du lịch về dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, đồng thời nơi đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn văn nghệ, hội chợ, vui chơi giải trí hiện đại,…
  • Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc ở chân núi Thất Tinh, Thung Vạc: du khách thập phương đến đây tham quan, hành hương, thực hành tín ngưỡng, chiêm bái các công trình tôn giáo, tìm hiểu về Phật giáo. Hoạt động tham quan Bảo tàng văn hóa truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Nam bộ cũng được quan khách quan tâm nhiều. Ngoài ra nơi đây tương lai sẽ là nơi tổ chức sự kiện văn hóa văn nghệ, tổ chức các khoa học về Phật học ngắn hạn.
  • Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc nằm ở Phía tây giáp Hà Nội, Phía bắc giáp tỉnh lộ 74 đi chùa Hương và phía nam là dãy núi Thất Tinh: Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật đặc hữu, tham quan hồ Tam Chúc, các công trình tôn giáo, tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, tham dự các lễ hội và các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe.
  • Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc nằm phía tây nam của hồ Tam Chúc: Nghỉ dưỡng cuối tuần, điều dưỡng dài ngày phục hồi thể lực, tham gia các liệu trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của cư dân địa phương, nghỉ dưỡng và sinh hoạt cộng đồng ( homestay ).
  • Khu sân Golf Kim Bảng và hồ Ba Hang: Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và khu vực, tổ chức hội nghị hội thảo, nghỉ dưỡng, chơi golf, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.
  • Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao: Cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ xen kẽ trong khu dân cư và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.

Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao khi hoàn thành có hàng trăm chùa tháp với hàng ngàn bức tượng Phật. Nơi đây còn có cả một không gian tâm linh phụ trợ như Động Vòng, Động Cô Đôi, Chùa Thiên Phúc và khu vườn Phật 300 ha.

Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2020 và thu hút trên 1,8 triệu lượt khách/ năm về tham quan du lịch, đồng thời chuyển dịch từ 3.000 – 5.000 lao động nông nghiệp sang chuyên phục vụ ngành dịch vụ, du lịch.

Hồ Núi Cốc

Dự án nghìn tỷ Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên của đại gia Xuân Trường
Dự án nghìn tỷ Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên của đại gia Xuân Trường

Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên được khởi công xây dựng từ năm 2016 trong quần thể rộng khoảng 2.500 ha với mức đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng.

Siêu dự án tâm linh thứ 3 mà chúng tôi muốn nhắc đến là dự án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc Thái Nguyên. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, được động thổ vào tháng 2/2016. Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2035 trên diện tích khoảng 2.500 ha.

Dự kiến phân khu chức năng chính của dự án, gồm: Khu tâm linh có Chùa Tháp cao 150 m, khu dịch vụ đón tiếp, vui chơi giải trí có khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền và Khu làng văn hóa các dân tộc. Đặc biệt, dự án còn có Tháp phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000 m2, có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người.

Dự án được đầu tư xây dựng thuộc địa bàn của 10 xã, thị trấn của 3 địa phương: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ.

Ngoài ra, Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc còn xây dựng 2 cổng chính vào khu du lịch. Vị trí 1 tại nút giao đường cao tốc với đường trục chính vào trung tâm thành phố, kết nối với đường vào khu du lịch. Vị trí 2 tại nút giao đường phía Tây với Tỉnh lộ 261.

Phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành chùa Tháp trong vòng 10 năm ( 2016 – 2026 )… Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, dự án bị dừng lại. Khi đó, gần 2.000 tỷ đồng đã được chi cho công tác giải phóng mặt bằng.

 

 

Giá vàng tăng mạnh ngày ” vía Thần Tài “
Bắc Ninh thu hút vốn đầu tư FDI theo tiêu chí ” 3 cao, 2 ít “

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…