Nguyễn Đức Kiên-“anh hùng tóc bạc” giữa dòng xoáy cuộc đời…!


1775 lượt xem

Dưới ngôi trường Cao Bá Quát trên con đường Cổ Bi, Gia Lâm, Nguyễn Đức Kiên hay còn được người ta gọi với cái tên thân mật là Bầu Kiên, đã mài bạc đũng quần cả tuổi thơ và tung tăng dưới những tán cây xanh này. Người đàn ông ấy mới bị ngồi tù cách đây vài năm, trước đây, ông từng nổi tiếng với cương vị sếp lớn của ngân hàng ACB, là một ông bầu bóng đá ngoại đạo với độ chịu chi và nhiều phát ngôn gây sốc…

Nguyễn Đức Kiên (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1964) trong một gia đình gia giáo và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Cha ông là Nguyễn Đức Lung, nguyên hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, nơi ông theo học cấp III.

Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15 (B5- C 156- Đại đội 156). Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại trường Đại học Kỹ thuật quân sự Zalka Maté Hungary.

Là du học sinh Hungary từ đầu những năm 80, với đặc điểm sinh viên nghành Kỹ Thuật, ông Kiên không có nhiều điều kiện để va chạm chuyện làm ăn, buôn bán. Nhưng tuổi thơ lớn lên vùng ven đô, là đứa trẻ tinh nghịch, thông minh từ bé nên những khoản tinh ranh đường phố Nguyễn Đức Kiên có thừa.

“Có người bảo tôi không sợ bị đì chết à? Gia đình cũng có khuyên tôi, rằng tôi nói thế không sợ xã hội đen xử à? Nói thật, tôi chẳng sợ gì cả, bởi như thế đâu phải Nguyễn Đức Kiên?! Tôi nói luôn, tôi chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra”

Chân dung bầu Kiên

Năm 1986, sau khi về nước, ông làm việc cho Tổng công ty May (nay là tập đoàn Dệt May) hưởng đồng lương công chức còm cõi. Tuy nhiên, với những người khôn ngoan như Kiên, cơ hội kiếm tiền luôn ở trước mắt.
Năm 1989, khi Bức tường Beclin sụp đổ, chính quyền các nước Đông Âu và Liên Xô bắt đầu thay đổi theo mô hình phương Tây, đổi mới và mở cửa, thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và cơ hội làm ăn mở ra với nhiều người.

Việt Nam thời chống Mỹ từng được xem là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Liên Xô cho rằng các nước trong khối Warszara (hầu hết các nước Đông Âu) phải có nghĩa vụ hỗ trợ Việt Nam đánh Mỹ, chống lại khối quân sự Nato do Mỹ đứng đầu. Khi chính phủ mới lên nắm quyền, cầm cuốn sổ nợ thấy có tên Việt Nam nên đã lên kế hoạch đòi nợ.

Từng sống ở Đông Âu, biết rõ tình hình kinh tế, chính trị của Liên Xô bấy giờ nên nhờ nhiều mối quan hệ, Kiên Bạc liền xin một ít hạn ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam dưới danh nghĩa trả nợ.

Vốn làm trong nghành dệt may, lại đoán trước sức hấp dẫn của thị trường, ông Kiên đã móc nối xuất khẩu sang Đông Âu quần áo made in Việt Nam với giá thành gấp nhiều lần giá trị thực tế. Những ai làm trong nghành đều biết, với 1 chiếc sơ mi Made in may 10 chất liệu vải bình thường có giá khoảng 5 đô la, nhưng khi xuất sang Đông Âu chiếc áo ấy được định giá gấp nhiều lần, Về thương mại, khi có đầu ra, lại sẵn cơ sở sản xuất ắt có lợi nhuận, chưa kể đầu ra ở đây được thực thi theo Hiệp định trả nợ, người đòi nợ không hề bận tâm về giá thành.
Có hạn nghạch, công nhân có việc làm, một công đôi việc, siêu lợi nhuận, vậy là Bầu Kiên bắt đầu kiếm tiền bằng cách đó.
Nhờ mối quan hệ tốt của mình, ông Kiên đã kiếm được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng trả nợ, một vốn bốn lời. Sau một thời gian, khi đã tích lũy được số tiền lớn, ông Kiên bắt tay thành lập ngân hàng cổ phần, điều vốn khó như đi lên giời…ở thời ấy.

Thế hệ từ Đông Âu trở về không ít người trở nên giàu có, thành tỷ phú đô la, họ kiếm tiền bằng nhiều cách như mở chợ vòm đánh hàng Tàu, buôn bán quần áo, như Phạm Nhật Vượng làm giàu bằng mỳ ăn liền…riêng Kiên Bạc không chọn cách ấy. Bằng vốn kinh nghiệm và sự trải đời, Kiên hiểu rằng nếu sản xuất cũng chỉ bòn mót được chút tiền lẻ từ sức lao động của công nhân, buôn bán giao dịch chỉ kiếm được chút tiền chênh lệch, nhưng giàu lên nhanh chóng thì chỉ có thằng “buôn cơ chế” mới phất lên. Vậy là Kiên tự tin nhảy vào thị trường cơ chế đầy tiềm năng.

Thị trường thời chưa mở cửa

Thời mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài thấy được cơ hội kiếm bộn tiền ở Việt Nam bởi dân cư đông đúc, hàng hóa khan hiếm,…nhưng để nhảy chân vào thị trường này không hề dễ dàng. Không ít nhà đầu tư dù có thiện chí, nộp đầy đủ hồ sơ vẫn phải thẩm định gắt gao, long đong với những báo cáo dầy đặc về nguồn gốc, tài chính, minh bạch, vấn đề an ninh, quốc phòng…và thường thì những việc này không có thời hạn kết thúc thẩm định. Với các doanh nhân, thời gian là tiền bạc, muốn nhận được sự đồng ý cửa giới chức chính quyền “khó mà vội” được. Bởi lẽ đó, cách duy nhất để mọi việc thuận buồm, xuôi gió là nhờ đến “nhà tư vấn”.
Và lẽ dĩ nhiên, nhà tư vấn này có quyền hưởng lợi qua các hợp đồng. Lợi đó là cổ phiếu, cổ phần, hay thậm chí là 1 chân trong hội đồng quản trị. Bằng các mối quan hệ có sẵn của mình với các chính khách cấp cao, ông đã tư vấn thành công cho rất nhiều nhà đầu tư ngoại bước chân vào Việt Nam, trong đó có chuỗi thương hiệu gà rán KFC, liên doanh dầu nhờn Cartex…

Năm 2005, khi thị trường chứng khoán tại Việt Nam tạo cơn sốt bùng nổ, với một số nghành nghề kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…cơ hội hốt bạc lại càng rõ. Các đại gia nô nức làm hồ sơ xin thành lập ngân hàng thương mại, công ty tư nhân. Sự bận rộn của các cửa hành chính với những thủ tục phức tạp càng làm cho nghành kinh doanh thân hữu trở nên béo bở. Thời điểm đó, Kiên ra vào các bộ như “ở nhà”. Ông là cánh tây nối dài của nhiều nhân vật lớn, có quyền can thiệp cho ra đời các ngân hàng thương mại mới từ ACB, Eximbank, Vietbank, Kiên Long…
Khi các ngân hàng này được thành lập, ông Kiên đều có cổ phần. Một số cổ phần Kiên Bạc đem bán bớt kiếm chênh lệch khi thị trường OTC đang sốt. Vài năm sau đó, thị trường chứng khoán bùng phát mạnh mẽ tạo cơ hội hốt bạc cho giới kinh doanh tiền tệ, nhiều người trở thành đại gia sau một đêm. Các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh được cấp phép ồ ạt và đua nhau tăng vốn điều lệ. Nhờ đó, người đi buôn cơ chế đã giàu lại càng trở nên giàu có.

Năm 2010, sau 17 năm nhảy vào thương trường, Nguyễn Đức Kiên nằm trong danh sách 100 người giàu nhất VIệt Nam, nắm phần lớn cổ phiếu ACB với tài sản được định giá khoảng 805,9 tỷ đồng. Tổng tài sản gia đình ông nắm giữ tính theo thị trường chứng khoán là gần 2000 tỷ đồng.

Chơi dao sắc, dễ đứt tay…

Sở hữu khối tài sản lớn như vậy nhưng ông Kiên không tham gia sản xuất, không trực tiếp điều hành, không kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.Các công ty mà ông Kiên làm chủ tịch đều thông báo trong báo cáo tài chính là lỗ, cũng có công ty hòa vốn hoặc lãi chút đỉnh. Đây phần lớn là những chiêu trò lách luật nhằm trốn thuế của không ít doanh nghiệp…
Cuối năm 2011, Trần Đình Long, chủ tịch Hòa Phát chán bóng đá, đã làm thủ tục bàn giao Câu lạc bộ Hòa Phát Hà Nội dó công ty cổ phần thể thao ACB do bầu Kiên làm chủ tịch. Nắm trong tay câu lạc bộ được chơi ở giải ngoại hạng, bầu Kiên bắt đầu tham gia các hoạt động của VFF và nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc và không ít lần tranh luận chỉ tay thẳng mặt với các lãnh đạo tại đây.

Khi ông Kiên đang mải mê trong chiến thắng thì các thương vụ của ông và các doanh nghiệp bị đưa vào tầm ngắm. Hầu hết những thương vụ mua bán vàng , đầu tư cổ phiếu, thành lập các công ty con rồi sở hữu chéo,,,đều là những thương vụ đầu tư mà hệ thống luật chưa có quy định chi tiết, nhưng những thương vụ này nếu bị soi kỹ đều có thể khép thành tội danh tuy nhiên những thương vụ đó chưa đến mức phải cho ông bầu này “nhập kho”.

Khi thất thế, phải đứng trước vành móng ngựa…

Đỉnh điểm nhất là vụ bầu Kiên thế chấp 22 triệu cổ phiếu của thép Hòa Phát cho ngân hàng ACB để đảm báo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng. Cổ phiếu chưa được giải chấp nhưng Kiên vẫn chỉ đạo ký hợp đồng chuyển nhượng cho tập đoàn Hòa Phát.
Sau khi ký hợp đồng, Hòa Phát chuyển 264 tỷ chi công ty ACBU (Cty CP đầu tư Hà Nội) của ông Kiên. Ông này chỉ đạo rút ra trả các khoản nợ, nhưng không chuyển trả lại cổ phiếu cho Hòa Phát. Vậy là từ đồng minh thân cận, Bầu Kiên rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch”. Ngay bản thân ông Trần Đình Long sau này cũng nói:” Cóc chết tại miệng, anh em chẳng ai muốn hại nhau”…

Nguyễn Đức Kiên là người có tài, thế nhưng chỉ vì vạ miệng nên bị oan.  Cũng có người nói, “bầu” Kiên là người độc đoán. Thậm chí, có một cấp dưới bày tỏ quan điểm nghi ngại cách làm ăn hơi mạo hiểm của “bầu” Kiên, “gã đầu bạc” phủ đầu ngay người góp ý, đại loại nói rằng “nếu không làm được thì để người khác làm”. Câu nói kinh điển này được lưu truyền từ lâu trong giới ngân hàng. Chính sự quyết đoán này của “bầu” Kiên về sau này lại đưa “gã đầu bạc” được mệnh danh là người có hàng nghìn tỉ đồng rơi xuống vực sâu. Cho tới bây giờ, vẫn không ít người cho rằng Kiên Bạc là nạn nhân của một thế lực nào đó đứng sau.

Chiều tối ngày 20/08/2012, ông Kiên bị bắt giữ để làm rõ hành vi “cố ý làm trái” liên quan đến các hoạt động kinh tế, cụ thể là ông Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (3 công ty gồm công ty đầu tư thương mại B&B, công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và công TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội). Điều này dẫn đến cổ phiếu nhiều ngân hàng lao dốc, trong đó có ACB, Eximbank, Sacombank…

4 tội danh chính của ông Kiên

Nguyễn Đức Kiên bị Viện KSND tối cao truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

Kinh doanh trái phép
Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của Ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Cho mượn tiền trái luật
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định. Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9.2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Cơ quan điều tra xác định hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty này thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu. Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng.

Trốn thuế
Tuy Công ty CP đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài, Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với ngân hàng ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên). Tiền lợi nhuận trong thời gian từ (12/2008 – 6/2009) là 68,8 tỷ đồng. Khi quyết toán thuế năm 2009, B&B chỉ kê khai khoản thu nhập 1% (hơn 688 triệu đồng) được chia chứ không có khoản hơn 68 tỷ đồng đã chi trả cho bà Hương. Hợp đồng ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương và B&B là không hợp pháp vì công ty này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã không phải trả số tiền 25 tỷ thuế.

Đến tận khi bị điều tra, chỉ vì ông Kiên quá nổi nên không ai đỡ lưng cho ông được nữa. Những cạ cứng một thời của bầu Kiên đều không còn sức ảnh hưởng, uy quyền để can thiệp, che đỡ những sai trái của ông. Mặc dù có trí nhớ siêu việt, còn là “giáo sư lách luật” nhưng cũng không giúp ông thoát khỏi vòng lao lý.

Cuối cùng Ông đã bị tuyên án 30 năm tù giam với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái trong phiên sơ thẩm 2014 và bị tuyên án giữ nguyên án sơ thẩm trong phiên phúc thẩm 2014.

Vậy là từ một anh hùng tóc bạc, một đại gia có tầm ảnh hưởng, chi phối nền kinh tế của cả nước với khát vọng lan tỏa, tâm huyết đam mê với nhiều thay đổi tích cực dành cho bóng đá nước nhà cuối cùng cũng gục ngã trước vòng lao lý giữa dòng xoáy của cuộc đời…

 

Theo Trang Phan (thutrang@bacninhland.com.vn).

Happy Town, thương hiệu nhà giá rẻ 200 triệu của Vingroup sắp triển khai tại Bắc Ninh
Cho thuê nhà 6 tầng đường Lý Quốc Sư, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…