Điều kiện, thủ tục để người nước ngoài sở hữu nhà đất ở Việt Nam


1793 lượt xem

Sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, cho phép người nước ngoài và Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên từ đó đến nay, trên thị trường không có sự đột biến nào về lượng giao dịch phát sinh của của người nước ngoài…

người nước ngoài ở Bắc Ninh ngày càng đông
Người nước ngoài tại một quán cafe ở trung tâm thành phố Bắc Ninh (Fanpgae: Sky Garden Coffe Bắc Ninh)

Bắc Ninh là thành phố trẻ, có vị trí chiến lược nằm trong hành lang kinh tế trọng điểm Việt Nam – Trung Quốc trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10% mỗi năm, GDP đầu người tăng gấp 2 lần sau 5 năm, là một trong những địa phương dẫn đầu thu hút vốn FDI của cả nước đến nay đạt khoảng 15 tỷ USD…

Mỗi năm, Bắc Ninh thu hút khoảng 45.000 cán bộ nước ngoài về làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn, kéo theo nhu cầu về nhà ở rất cao, nhất là tại trung tâm thành phố. Măc dù năm qua, trên địa bàn thành phố, các dự án chung cư mở bán rầm rộ, tuy nhiên, có không ít cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lúng túng khi mua nhà bởi không rõ về chính sách cũng như hướng dẫn cụ thể dành cho họ khi mua nhà. Hiện nay, trong quá trình làm thủ tục, người mua vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục như việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam, các trình tự thủ tục còn nhiều rối rắm. Mặc dù sự quan tâm của kiều bào là khá lớn, song chưa thể kỳ vọng về sự đột biến của Việt kiều về mua nhà vì thực tế hiện nhiều Việt kiều đã có nhà ở Việt Nam bằng cách nhờ người thân, bạn bè ở Việt Nam đứng tên…

Đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam:

  • Các cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đầu tư, xây dưng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

Các hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài ở Việt Nam.

Mua nhà, thuê nhà, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại ( căn hộ chung cư, nhà riêng lẻ trong dự án). Ngoại trừ khu vực đặc biệt về an ninh, quốc phòng.
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam. nhưng

Tuy nhiên, thời gian sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Tuy nhiên, trong luật cũng quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại. Nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề) thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua và sở hữu không quá 250 căn. Như vậy, dự án đối với các dự án như Vinhomes Bắc Ninh, Mường Thanh hay Royal Park… theo quy định, các cá nhân nước ngoài sẽ không được mua vượt quá 30% số lượng căn trong 1 toà, điều này còn có thể bị thắt chặt hơn bởi chính sách của chủ đầu tư nếu như chủ đầu tư ưu tiên cho khách hàng bản địa.

Thủ tục mua nhà dành cho Việt Kiều và người nước ngoài:

1. Chứng minh đủ điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam:
Đối với Việt Kiều: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, đối với Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý, kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.

Với cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý. Tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.
Đối với tổ chức nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở và bản sao chứng thực.

2. Đầy đủ hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà ở phải có đầy đủ các thông tin sau đây:

– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

 

3. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất

Khi mua nhà đất, người mua cần kiểm tra các loại giấy tờ của bên bán để xác minh pháp lí, đó là các loại giấy tờ chứng minh nhà ở đủ điều kiện được phép giao dịch như:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. (Sổ đỏ, sổ hồng).
– Giấy tờ chứng minh không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu, đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở
– Giấy tờ chứng minh không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy tờ chứng minh không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.Lưu ý: Các loại giấy tờ này không áp dụng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

 

4. Phương thức thanh toán dành cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi mua nhà đất tại Việt Nam:
Việc thanh toán tiền mua bán, thuê nhà ở có thể thực hiện thông qua tổ chức tín dụng hoặc sử dụng tiền mặt, theo sự thoả thuận giữa các bên trong nội dung hợp đồng. Còn việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của các đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

Đầu tư đất nền tại Bắc Ninh, dự án nhiều nhưng liệu có chất?
6 điểm cộng của Khu đô thị Phúc Ninh, “thiên đường xanh” xứ Kinh Bắc!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khu đô thị hinode Royal Park Hanoi đang trong quá trình xây dựng các phân khu, hoàn thiện giao thông nội khu và các tiện ích. Dự kiến dự án sẽ mở bán vào đầu quý II/2020 với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn. Các hạng mục chính của dự án Hinode Royal Park: biệt thự – liền kề, shophouse, chung cư…